Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Bần Yên Nhân
    Gọi tắt là làng Bần, một địa danh nay là thị trấn huyện lị của huyện Mỹ Hào, Hưng Yên. Làng Bần nổi tiếng với tương Bần, loại tương đặc trưng của miền Bắc, được sản xuất từ thế kỉ 19.

    Tương Bần

    Tương Bần

  2. Phượng Mao
    Tên cũ là Phương Mao, nay là một xã thuộc huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.
  3. Thụ Phúc
    Tên cũ là Thụ Triền, là một xã cũ, trước đây thuộc tổng Thụ Phúc, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.
  4. Đầu Bần, thân Mao, máu đào Thụ Phúc
    Nói về tướng nhà Lý là Đoàn Thượng bị quân của Trần Thủ Độ chém rụng đầu ở Bần Yên Nhân, còn phi ngựa đến Phượng Mao (có tài liệu cho là Mao Điền, Cẩm Giàng, Hải Dương) mới chắp đầu lại, cuối cùng đến Thụ Phúc mới trào máu ngã ngựa.
  5. Thời
    Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."
  6. Tháng chín đôi mươi, tháng mười mùng năm
    Một kinh nghiệm về bắt rươi. Vào ban đêm những ngày 20 tháng 9 và mùng 5 tháng 10 âm lịch, nước thủy triều dâng lên, rất nhiều rươi chui ra khỏi mặt đất (gọi là nứt lỗ rươi).
  7. Hàng vây (gai) cứng trên sống lưng cá (từ Hán Việt).
  8. Phảng
    Một nông cụ dùng để phát cỏ của người Nam Bộ. Theo Lịch sử khai phá vùng đất Nam Bộ, nó là công cụ cải tiến từ dụng cụ phát cỏ của người Khơ-me và nông cụ rựa phát bờ của nông dân Trung Bộ. Phảng làm bằng sắt, lưỡi dài ngắn khác nhau tùy loại, không sắc lắm. Có nhiều loại phản: phảng giò nai, phảng nắp, phảng gai, phảng cổ cò, phảng cổ lùn...

    Các loại phảng

    Các loại phảng

  9. Hạ bạn
    Ruộng thấp, chốn đồng bằng (từ Hán Việt).
  10. Hạc
    Loại chim cổ cao, chân và mỏ dài. Trong Phật giáo và văn chương cổ, hạc tượng trưng cho tuổi thọ hoặc tính thanh cao của người quân tử. Trước cửa các điện thờ thường có đôi hạc đá chầu.

    Đỉnh Hoa biểu từ khơi bóng hạc
    Gót Nam Du nhẹ bước tang bồng

    (Nhị thập tứ hiếu)

    Tranh vẽ hạc

    Tranh vẽ hạc

  11. Phượng hoàng
    Một loài chim trong thần thoại Trung Quốc và các nước chịu ảnh hưởng. Trước đây, con trống được gọi là Phượng (hay phụng) còn con mái được gọi là Hoàng, nhưng ngày nay thì sự phân biệt đực, cái đã gần như không còn, và phượng hoàng được xem là giống cái, trong khi rồng được xem là giống đực. Phượng hoàng là vua của các loài chim, tượng trưng cho sự thanh cao.

    Một hình vẽ chim phượng hoàng

    Một hình vẽ chim phượng hoàng

  12. Ái ân
    Nguyên nghĩa là tình ái và ân huệ khắng khít với nhau. Về sau được hiểu là sự âu yếm, giao hợp của vợ chồng hay cặp tình nhân.
  13. Đà
    Đã (từ cổ, phương ngữ).
  14. Sơn khê
    Núi (sơn) và khe nước chảy (khê). Chỉ vùng rừng núi.
  15. Mương
    Đường nước do con người đào để dẫn nước.

    Mương nước

    Mương nước giúp tưới tiêu ruộng lúa

  16. Bội
    Lồng đan bằng tre, nứa hoặc dây sắt, có lỗ vuông hay lục giác bằng cỡ nắm tay, dùng để nhốt gà vịt (phương ngữ Nam Bộ).
  17. Cà thâm
    Cà muối bị lọt gió, đổi sang màu thâm.

    Cà muối

    Cà muối

  18. Chạn
    Còn gọi cái tủ bếp, gác-măng-rê (âm tiếng Pháp garde à manger), đồ dùng đựng bát đĩa sạch hoặc cất thức ăn, trước làm bằng gỗ hoặc tre, nay bằng inox, gồm nhiều ngăn, các mặt thường có song thưa hoặc lưới sắt. Có khi người ta để bốn chân chạn lên bốn cái bát có chứa nước để chống kiến.

    Chạn bát ngày trước

    Chạn bát ngày trước

  19. Dương Xá
    Tên Nôm là làng Giàng, nay thuộc xã Thiệu Dương, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Làng nằm bên dòng sông Mã, cạnh ngã ba Đầu. Đây là quê hương của Dương Đình Nghệ, người anh hùng đã khởi binh đánh đuổi quân Nam Hán giải phóng thành Đại La, giành quyền tự chủ cho đất nước Việt được 6 năm, và là bố vợ của Ngô Quyền.