Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Đàng
    Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  2. Cai
    Từ gọi tắt của cai vệ, chức danh chỉ huy một tốp lính dưới thời thực dân Pháp.

    Lính lệ

    Lính lệ

  3. Mô ri
    Nào đây (phương ngữ Trung Bộ).
  4. Đây là lời người vợ có chồng đi lính cho Pháp.
  5. Đột đột
    Đồ gốm (nồi, chum, vại, lọ...) làm bằng đất sét nung (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  6. Chỉ việc ăn nói không ý tứ, giống như ngồi bên cạnh thợ làm đột đột, trong khi người ta đang cố nắn cho miệng chum vại thật tròn thì mình nói chuyện méo miệng.
  7. Gà (từ Hán Việt).
  8. Trái bắp (ngô)

    Trái bắp (ngô)

  9. Văn Lang
    Tên một làng nay thuộc xã Văn Lương, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ. Người dân Văn Lang nổi tiếng với tài nói khoác, sáng tác và kể chuyện cười.
  10. Quảng Đức
    Tên dân gian là Lò Gốm, một làng chuyên làm đồ gốm, thuộc xã An Thạch, huyện Tuy An, cách thành phố Tuy Hòa khoảng 30km về hướng bắc. Làng nằm ở ngã ba sông Ngân Sơn và sông Cái, phía bắc giáp sông Cái, phía nam giáp đầm Ô Loan. Ở đó có bến đò Lò Gốm và có cầu bắc qua sông Ngân Sơn gọi là cầu Lò Gốm.
  11. Trã
    Cái nồi đất.
  12. Canh Hoạch
    Tên nôm là Kẻ Vác hay làng Vác, làng cổ nay thuộc xã Dân Hòa, huyện Thanh Oai, Hà Nội. Làng nổi tiếng với nghề làm quạt giấy.

    Phơi quạt

    Phơi quạt

  13. Bạn ngọc
    Bạn quý như ngọc, thường chỉ người thương hay bạn thân.
  14. Nhất vện, nhì vàng, tam khoang, tứ đốm
    Kinh nghiệm dân gian về cách chọn chó tốt dựa vào màu lông.
  15. Thứ đỉnh nhỏ để đốt trầm, hương, thường làm bằng đồng.

    Lư hương và hai chân nến

    Lư hương và hai chân nến

  16. Đồng điếu
    Còn gọi là đồng đỏ, đồng mắt cua hoặc đồng thanh, là hợp kim của đồng (thường là với thiếc), trong đó tỉ lệ đồng nguyên chất rất cao (97%).

    Tiền Cảnh Hưng bằng vàng (trái) và đồng đỏ

    Tiền Cảnh Hưng bằng vàng (trái) và đồng đỏ

  17. Đánh ngạch
    Đào ngạch ăn trộm. Xem Thợ ngạch.