Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Chơn
    Chân (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  2. Thắt thể
    Như thể, như là (phương ngữ Bình Định - Phú Yên).
  3. Đờn
    Đàn (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  4. Chiêm, mùa
    Trước đây, nông dân thường làm một năm hai vụ. Vụ chiêm cấy trước Tết và gặt vào tháng năm âm lịch, vụ mùa cấy tháng sáu và gặt tháng mười âm lịch.
  5. Đối với mạ lúa mùa, chỉ cần ngâm cho hạt lúa giống nhú mộng lên là có thể đem gieo được, nhưng với lúa chiêm thì phải ngâm cho mộng lúa ra thật dài.
  6. Tui
    Tôi (khẩu ngữ).
  7. Giọt châu
    Giọt lệ, giọt nước mắt.
  8. Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
  9. Thác
    Chết, mất, qua đời (từ Hán Việt).
  10. Chằm
    Vá, may nhiều lớp.
  11. Phúc
    Những điều tốt lành. Kinh Thi chia ra năm phúc: Giàu, Yên lành, Thọ, Có đức tốt, và Vui hết tuổi trời (theo Thiều Chửu). Từ thời nhà Nguyễn, chữ này được đọc trại ra thành phước vì kị húy họ Nguyễn Phúc của vua chúa nhà Nguyễn.
  12. Bồ quân
    Cũng có nơi gọi là bù quân, mồng quân hoặc hồng quân, một loại cây bụi mọc hoang ở các vùng đồi núi, cho quả có hình dạng giống như quả nho, khi còn xanh thì có màu đỏ tươi, khi chín thì chuyển sang màu đỏ sẫm (tím), ăn có vị chua ngọt. Do màu sắc của quả bồ quân mà trong dân gian có cách nói "má bồ quân," "da bồ quân..."

    Quả bồ quân

    Quả bồ quân

  13. Thủy chung
    Trước và sau. Thường được dùng với nghĩa (tình cảm) trước sau như một, không thay đổi. Từ này trước đây cũng được viết là thỉ chung.
  14. Có bản chép: thời.
  15. Hai câu của bài này, có bản chép "miệng rộng" thay vì "rộng miệng."
  16. Đây là một kinh nghiệm dành cho thợ may khi may quần áo: vì trẻ em mau lớn nên khi may phải may rộng hơn (may ra). Ngược lại người già thì ngày càng ốm đi, nên khi may nên may chật hơn một chút.
  17. Tra
    Già (phương ngữ Bắc Trung Bộ). Kẻ tra nghĩa là người già.
  18. Xuân Mai
    Một làng nay thuộc huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.
  19. Áo cà sa
    Phiên âm từ tiếng Phạn: 袈裟 (ca-sa), là một loại áo dài mặc ngoài của những người theo đạo Phật.

    Một nhà sư mặc áo cà sa

    Một nhà sư mặc áo cà sa

  20. Có bản chép: oằn
  21. Làm mai
    Còn gọi là làm mối, mai mối. Người làm mai gọi là ông (bà) mối hay ông (bà) mai, là người đứng trung gian, giới thiệu cho hai bên trai gái làm quen hoặc cưới nhau.