Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Véo
    Cấu, nhéo (phương ngữ Bắc Bộ).
  2. Đây một trong những kinh nghiệm trong phong thủy truyền thống Việt Nam, theo đó cau thường được trồng phía trước, chuối được trồng phía sau nhà.
  3. Úm
    Ôm ấp, che chở.
  4. Có tiếng có tăm
    Cách nói nhấn mạnh của từ "tiếng tăm."
  5. Nghì
    Cách phát âm xưa của từ Hán Việt nghĩa. Ví dụ: nhất tự lục nghì (một chữ có sáu nghĩa), lỗi đạo vô nghì (ăn ở không có đạo lý tình nghĩa).
  6. Súng thần công tại Đại Nội, cố đô Huế

    Súng thần công tại Đại Nội, cố đô Huế

  7. Đạn súng thần công tìm thấy Huế

    Đạn súng thần công tìm thấy ở Huế

  8. Lâm chung
    Chết (lâm: đến lúc, chung: cuối cùng).
  9. Hoàn
    Trả lại, trở lại (từ Hán Việt).
  10. Lựu
    Một loại cây ăn quả có hoa màu đỏ tươi, thường nở vào mùa hè. Quả khi chín có màu vàng hoặc đỏ, trong có rất nhiều hạt tròn mọng, sắc hồng trắng, vị ngọt thơm. Vỏ, thân, rễ lựu còn là những vị thuốc Đông y.

    Dưới trăng quyên đã gọi hè
    Đầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông

    (Truyện Kiều)

    Trong ca dao tục ngữ, hình ảnh đào, lựu, mận, ... thường được dùng với tính ước lệ để chỉ đôi lứa yêu nhau.

    Hoa lựu

    Hoa lựu

    Quả lựu

    Quả lựu

  11. Đào
    Loại cây mọc nhiều ở vùng rừng núi phía Bắc, cũng được trồng để lấy quả hay hoa. Hoa đào nở vào mùa xuân, là biểu tượng của mùa xuân và ngày Tết ở miền Bắc. Quả đào vị ngọt hoặc chua, mùi thơm, vỏ quả phủ một lớp lông mịn. Đào xuất hiện rất nhiều trong văn học cổ Trung Quốc và các nước đồng văn. Trong ca dao tục ngữ, hình ảnh đào, lựu, mận, ... thường được dùng với tính ước lệ để chỉ đôi lứa yêu nhau.

    Quả đào

    Quả đào

  12. Cựu
    Cũ, xưa (từ Hán Việt).
  13. Bậu
    Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
  14. Kia (phương ngữ Trung Bộ).
  15. Thác
    Chết, mất, qua đời (từ Hán Việt).
  16. Có bản chép: léo quéo.
  17. Ách
    Đoạn gỗ cong mắc lên cổ trâu bò để buộc dây kéo xe, cày bừa...

    Trâu mang ách đi cày

    Trâu mang ách đi cày

  18. Đàng
    Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  19. Quán Hàu
    Một địa danh nay thị trấn huyện lị của huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. Vùng đất này từ xưa nổi tiếng với đặc sản là hàu, khai thác từ sông Nhật Lệ.
  20. Thuận Lý
    Một địa danh nay được tách thành hai phường Bắc Lý và Nam Lý, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.
  21. Bài đồng dao này (và dị bản) mô tả việc đại tiện.
  22. Cá bống
    Một họ cá sông rất quen thuộc ở khắp ba miền Bắc, Trung, Nam (tại đây loài cá này cũng được gọi là cá bóng). Cá bống sống thành đàn, thường vùi mình xuống bùn. Họ Cá bống thật ra là có nhiều loài. Tỉnh Quảng Ngãi ở miền Trung nước ta có loài cá bống sông Trà nổi tiếng, trong khi ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, loài được nhắc tới nhiều nhất là cá bống tượng. Cá bống được chế biến thành nhiều món ăn ngon, có giá trị cao.

    Cá bống tượng Kiên Giang.

    Cá bống tượng

    Cá bống kho tộ

    Cá bống kho tộ

  23. Rau tập tàng
    Các loại rau trộn lẫn với nhau, mỗi loại một ít, thường dùng để nấu canh. Có nơi gọi là rau vặt.

    Rau tập tàng

    Rau tập tàng

  24. Bầy.
  25. Thời
    Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."
  26. Ngãi
    Nghĩa, tình nghĩa (phương ngữ Trung và Nam Bộ).