Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Vừng
    Miền Trung và miền Nam gọi là mè, một loại cây nông nghiệp ngắn ngày, cho hạt. Hạt vừng là loại hạt có hàm lượng chất béo và chất đạm cao, dùng để ăn và ép lấy dầu.

    Hạt vừng có hai loại: trắng và đen

    Hạt vừng có hai loại: trắng và đen

  2. Một người bỏ đi nhưng lại có nhiều người vào thay thế.
  3. Bầu
    Loại cây dây leo cho quả, thường được nhân dân ta trồng cho bò trên giàn. Quả bầu, hoa bầu và đọt bầu non thường được dùng làm thức ăn, ruột và vỏ bầu khô có thể dùng làm các vật dụng gia đình hoặc làm mĩ nghệ. Có nhiều loại bầu: bầu dài, bầu tròn, bầu hồ lô (bầu nậm)...

    Giàn bầu nậm

    Giàn bầu nậm

  4. Loại cây dây leo được trồng mọc trên giàn để lấy quả. Tương tự như bầu, quả, hoa, hạt và đọt bí được dùng làm thức ăn. Hai loại bí thường gặp nhất là bí xanh (còn gọi là bí đao, bí dài, bí chanh) và bí đỏ (bí rợ).

    Giàn bí đao

    Giàn bí đao

  5. Bổi
    Mớ cành lá, cỏ rác lẫn lộn, thường dùng để đun bếp.
  6. Quân tử
    Hình mẫu con người lí tưởng theo Nho giáo. Quân tử là người ngay thẳng, đứng đắn, công khai theo lẽ phải, trung thực và cẩn trọng.
  7. Có bản chép: Bạc tình.
  8. Chánh ca Đông
    (1900 - 1957) Một nghệ nhân hát bội nổi tiếng trước đây. Ông tên thật là Dương Chi, sinh quán Tuy Phước, Bình Định, nhờ tài hát bội mà được phong chức chánh ca toàn tỉnh, tên thường gọi là Chánh ca Mi hoặc Chánh ca Đông (gọi theo tên con trai). Trước khi nổi tiếng là một kép hát có tài, Chánh ca Đông chuyên đóng các vai đào chính: Nguyệt cô (Nguyệt cô mắt ngọc), Điêu Thuyền (Phụng Nghi Đình), Trần Thị Lan Anh (Hộ Sinh đàn), Trại Ba (Ngũ Hổ)... Sau này ông nổi tiếng nhờ biểu diễn nhiều vai kép võ: Địch Thanh (Ngũ Hổ), Đổng Kim Lân (Sơn Hậu), Đào Phi Phụng (Đào Phu Phụng hồi 2), Lã Bố (Phụng Nghi Đình), Tiết Giao (Nguyệt cô mắt ngọc)... Ông thiện sử dụng nhiều loại binh khí, vũ đạo rất đẹp, tròn trĩnh, điêu luyện.
  9. Lý Phụng Đình
    Tên một vở tuồng của tác giả Nguyễn Trọng Trì, rất nổi tiếng trước đây, kể về một chàng trai tên là Lý Phụng Đình. Cha mẹ mất sớm, chàng được Thiện Công đem về nuôi và cho ăn học. Khi phản thần Thái Lăng cướp ngôi vua, Thiện Công bị hạ ngục, Lý Phụng Đình đi tìm anh tài cứu nước. Chàng thi đỗ Trạng nguyên, lập kế cứu được Thiện Công, rồi cùng với nghĩa quân tiêu diệt phản tặc, giúp nhà vua khôi phục đất nước.
  10. Phụng Nghi Đình
    Cũng gọi là Lã Bố hí Điêu Thuyền, tên một vở tuồng (chuyển thể thành cải lương) rất nổi tiếng trước đây, có nội dung xoay quanh bi kịch của nhân vật Điêu Thuyền thời Tam Quốc. Nghe lời cha nuôi là quan Tư Đồ Vương Doãn, Điêu Thuyền giả vờ cùng lúc yêu cả hai cha con Đổng Trác và Lã Bố nhằm chia rẽ hai người. Đây là tích truyện nổi tiếng, đã được nhiều đoàn nghệ thuật dàn dựng và công diễn thành công.

    Xem vở tuồng Phụng Nghi Đình.

  11. Nhãn lồng
    Một loại nhãn đặc sản của Hưng Yên, ngon nổi tiếng, thuở xưa thường để tiến vua.

    Nhãn lồng Hưng Yên

    Nhãn lồng Hưng Yên

  12. Nén
    Còn gọi là hành tăm, một loại cây thuộc họ hành tỏi, thân nhỏ, mọc thành bụi, củ màu trắng có vỏ bao bọc. Lá và củ nén có tác dụng giải cảm tốt.

    Cây và củ nén

    Cây và củ nén

  13. Thời
    Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."
  14. Tiện
    Gọt vòng quanh cho đứt hoặc tạo thành khía.
  15. Thầy mẹ
    Cha mẹ (phương ngữ miền Bắc).

    Con đi mười mấy năm trời,
    Một thân, một bóng, nửa đời gió sương.
    Thầy đừng nhớ, mẹ đừng thương,
    Cầm như đồng kẽm ngang đường bỏ rơi!
    Thầy mẹ ơi, thầy mẹ ơi,
    Tiếc công thầy mẹ đẻ người con hư!

    (Thư gửi thầy mẹ - Nguyễn Bính)

  16. Quản
    E ngại (từ cổ).
  17. Tuần
    Một lần rót (rượu, trà...)
  18. Nhặt mắt
    (Tre, mía, nứa, cau...) có nhiều mắt cây khít nhau do nắng nhiều hoặc trồng ở chỗ đất xấu.
  19. Bậu
    Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
  20. Choa
    Tôi, tao, mình. Cách xưng hô của ngôi thứ nhất (phương ngữ của một số tỉnh miền Trung).
  21. Kia (phương ngữ Trung Bộ).
  22. Nguyệt hoa
    Cũng viết là hoa nguyệt (trăng hoa), chỉ chuyện trai gái yêu đương. Từ này có gốc từ nguyệt hạ hoa tiền (dưới trăng, trước hoa, những cảnh nên thơ mà trai gái hẹn hò để tình tự với nhau), nay thường dùng với nghĩa chê bai.

    Cởi tình ra đếm, ra đong
    Đâu lời chân thật, đâu vòng trăng hoa?

    (Tơ xuân - Huy Trụ)

  23. Tương truyền đây là câu sấm của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm về sự ra đời của Kỳ Đồng. Các địa danh trong bài đều ở Thái Bình, quê của Kỳ Đồng.
  24. Đầu xanh
    Chỉ người tuổi còn trẻ.

    Hay là thuở trước khách hồng nhan?
    Sắc sảo khôn ngoan trời đất ghen.
    Phong trần xui gặp bước lưu lạc,
    Đầu xanh theo một chuyến xuân tàn.
    (Thăm mả cũ bên đường - Tản Đà)

  25. Lòng son
    Lòng bền vững không lay chuyển (cũng thường có cách nói: lòng son sắt, lòng son dạ sắt).
  26. Rồng rồng
    Cũng gọi là ròng ròng, tên chung của những con cá con mới nở từ trứng của một số loài cá như cá tràu, cá chuối, cá sộp...
  27. Trầu
    Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.

    Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.

    Lá trầu không

    Lá trầu không

    Một miếng trầu

    Một miếng trầu

    Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.