Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Ải Bắc non Tần
    Ải Nam Quan ở biên giới phía Bắc (nay thuộc Trung Quốc) và vùng Bảy Núi sát biên giới Campuchia. Trong văn thơ cổ, ải Bắc non Tần (có dị bản là bể Bắc non Tần) thường dùng để chỉ sự xa cách.
  2. Thị phi
    Phải và không phải. Chỉ sự đồn đại, chê bai.

    Kẻ yêu nên ít lời cao hạ,
    Người ghét càng nhiều tiếng thị phi.

    (Than thân - Nguyễn Hữu Chỉnh)

  3. Nhơn ngãi
    Nhân nghĩa (phương ngữ Nam Bộ).
  4. Ái ân
    Nguyên nghĩa là tình ái và ân huệ khắng khít với nhau. Về sau được hiểu là sự âu yếm, giao hợp của vợ chồng hay cặp tình nhân.
  5. Có bản chép: Gà ô.
  6. Chi
    Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  7. Đây là kinh nghiệm chọn gà chọi, theo đó gà đen chân trắng là gà chọi tốt, ngược lại gà trắng chân chì là gà kém.
  8. Tam sơn, tứ hải
    Chỉ mặt đất. Người xưa cho mặt đất gồm tám phần: núi ba, biển bốn, ruộng đất một (tam sơn tứ hải nhất phần điền).
  9. Răng
    Sao (phương ngữ Trung Bộ).
  10. Canh
    Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
  11. Khắc
    Đơn vị tính thời gian ban ngày thời xưa. Người xưa chia ban ngày ra thành sáu khắc (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo Lý Thái Thuận, khắc một là giờ Mão/Mạo (5h-7h), khắc hai là giờ Thìn (7h-9h), khắc ba là giờ Tị (9h-11h), khắc tư là giờ Ngọ (11h-13h), khắc năm là giờ Mùi (13-15h), khắc sáu là giờ Thân (15-17h). Theo đó, giờ Dậu (17-19h) không thuộc về ngày cũng như đêm. Xem thêm chú thích Canh.
  12. Luống
    Từ dùng để biểu thị mức độ nhiều, diễn ra liên tục, không dứt.

    Vì lòng anh luống âm thầm tha thiết
    Gán đời mình trọn kiếp với Dê Sao

    (Nỗi lòng Tô Vũ - Bùi Giáng)

  13. Truồi
    Tên một vùng đất ở phía Nam tỉnh Thừa Thiên-Huế, gồm nhiều làng mạc trải rộng hai bên bờ sông Truồi. Lịch sử xứ Truồi bắt đầu hình thành sau khi Chúa Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa và đẩy nhanh việc mở mang xứ Đàng Trong về phía Nam. Tại đây có núi Truồi - một đỉnh núi thuộc dãy Bạch Mã, còn gọi là Động Truồi - và sông Truồi - con sông bắt nguồn từ dãy Bạch Mã và đổ ra biển ở cửa Tư Hiền. "Xứ Truồi" là một địa danh rất thân thuộc với người dân Thừa Thiên-Huế.

    Hồ Truồi

    Hồ Truồi

  14. Xuồng
    Thuyền nhỏ không có mái che (phương ngữ Nam Bộ).

    Xuồng ba lá

    Xuồng ba lá

  15. Cuông
    Công (phương ngữ Nghệ An-Hà Tĩnh).
  16. Can trường
    Cũng đọc là can tràng, nghĩa đen là gan (can) và ruột (trường), nghĩa bóng chỉ nỗi lòng, tâm tình.

    Chút riêng chọn đá thử vàng,
    Biết đâu mà gửi can tràng vào đâu?

    (Truyện Kiều)

  17. Mái
    Phần dẹp của cây chèo, loại chèo có lấp vào cọc.
  18. Đặng
    Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
  19. Đoạn trường
    Đau đớn như đứt từng khúc ruột (đoạn: chặt đứt, trường: ruột). Theo Sưu thần kí, có người bắt được hai con vượn con, thường đem ra hiên đùa giỡn. Vượn mẹ ngày nào cũng đến ở trên cây gần đầu nhà, kêu thảm thiết. Ít lâu sau thì vượn mẹ chết, xác rơi xuống gốc cây. Người ta đem mổ thì thấy ruột đứt thành từng đoạn.
  20. Phong ba
    Gió (phong) và sóng (ba). Chỉ khó khăn thử thách.
  21. Nam Vang
    Tên tiếng Việt của thành phố Phnom Penh, thủ đô nước Campuchia. Vào thời Pháp thuộc, để khai thác triệt để tài nguyên thuộc địa, chính quyền thực dân cho thành lập công ty tàu thủy, mở nhiều tuyến đường sông từ Sài Gòn và các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long, vận chuyển hành khách, thổ sản, hàng hoá các loại đến Nam Vang, và ngược lại. Do đời sống quá khổ cực, nhiều người Việt Nam đã đến lập nghiệp tại Nam Vang.
  22. Lúa (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  23. Bớt
    Vết chàm trên da.
  24. Nhung
    Sừng non của hươu nai. Hàng năm, vào cuối mùa hạ, sừng hươu, nai rụng đi, mùa xuân năm sau mọc lại sừng mới. Sừng mới mọc rất mềm, mặt ngoài phủ đầy lông, sờ vào êm như nhung nên gọi là nhung hươu nai, bên trong chứa nhiều mạch máu. Nhung có thể chưa phân nhánh hoặc có nhánh, còn gọi là nhung yên ngựa (nhung mới bắt đầu phân nhánh, còn ngắn, bên dài bên ngắn). Nhung là một vị thuốc rất bổ.

    Hươu có nhung

    Hươu có nhung

  25. Mãn
    Trọn, đầy đủ, hết (từ Hán Việt).
  26. Đồng Gieo
    Một địa danh nằm ở vùng hạ lưu sông Đà Nông, tỉnh Phú Yên.
  27. Đững
    Đừng có... (cách nói của Trung và Nam Bộ).
  28. Nẫu
    Người ta, họ (phương ngữ Bình Định-Phú Yên).
  29. Trẩy
    Đi đến nơi xa (thường nói về một số đông người). Trẩy hội nghĩa là đi dự ngày hội hằng năm.
  30. Nứa
    Loài cây cùng họ với tre, mình mỏng, gióng dài, mọc từng bụi ở rừng, thường dùng để đan phên và làm các đồ thủ công mĩ nghệ. Ống nứa ngày xưa cũng thường được dùng làm vật đựng (cơm, gạo, muối...).

    Bụi nứa

    Bụi nứa

  31. Rứa
    Thế, vậy (phương ngữ Trung Bộ).
  32. Đâm
    Giã, như đâm bèo, đâm tiêu... (phương ngữ).
  33. Vìa
    Về (phương ngữ Trung và Nam Bộ), thường được phát âm thành dìa.
  34. Ngô
    Trung Quốc. Thời Lê - Mạc, dân ta gọi nước Trung Quốc là Ngô, gọi người Trung Quốc là người Ngô.
  35. Chú khách
    Một cách gọi người Hoa sống ở Việt Nam. Từ này bắt nguồn từ chữ "khách trú," cũng gọi trại thành cắc chú.
  36. Sau khi chinh phục toàn bộ lãnh thổ Trung Quốc, nhà Thanh bắt người Trung Quốc cạo nửa đầu và thắt bím để đồng hóa với người Mãn Châu. Nhiều người bất đồng đã bỏ nước ra đi, một số nhập cư vào Việt Nam.
  37. Tỉu nà ma
    Cách phát âm theo giọng Quảng Đông của cụm từ 屌你媽. Đây là một câu chửi tục, nghĩa là "đ. mẹ mày." Ở ta, cụm từ này đôi khi cũng được nói thành "tỉu nà ma cái nị."
  38. Ngãi
    Nghĩa, tình nghĩa (phương ngữ Trung và Nam Bộ).