Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Chim hồng
    Còn gọi là chim hồng hộc, tên Trung Quốc của loài ngỗng trời. Là một loài chim bay rất cao, chim hồng thường được dùng làm hình ảnh ẩn dụ trong văn chương Trung Quốc để chỉ khí phách và tài năng của người quân tử.

    Chim hồng, chim hộc bay cao được là nhờ ở sáu trụ lông cánh. Nếu không có sáu trụ lông cánh thì chỉ là chim thường thôi (Trần Hưng Đạo).

    Hồng hộc

    Hồng hộc

  2. Xẩm
    Một loại hình dân ca từng phổ biến ở đồng bằng và trung du Bắc Bộ. Bộ nhạc cụ đơn giản nhất để hát xẩm chỉ gồm đàn nhị và sênh. Nhóm hát xẩm đông người có thể dùng thêm đàn bầu, trống mảnh và phách bàn. Ca từ của xẩm chủ yếu là thơ lục bát, lục bát biến thể có thêm các tiếng láy, tiếng đệm cho phù hợp với làn điệu. Nội dung của các bài xẩm có thể mang tính tự sự như than thân trách phận, nêu gương các anh hùng, liệt sĩ hay châm biếm những thói hư, tật xấu...

    "Xẩm" cũng còn được dùng để gọi những người hát xẩm - thường là người khiếm thị (mù) đi hát rong kiếm sống.

    Cụ bà Hà Thị Cầu (1928-2013), nghệ nhân hát xẩm cuối cùng của thế kỉ 20

    Cụ bà Hà Thị Cầu (1928-2013), nghệ nhân hát xẩm cuối cùng của thế kỉ 20

    Thưởng thức một bài hát xẩm do nghệ nhân Hà Thị Cầu trình bày.

  3. Xoan
    Một loại hình dân ca lễ nghi phong tục hát thờ thần, thành hoàng với nhiều yếu tố kết hợp: nhạc, hát, múa. Hát xoan thường được biểu diễn vào dịp đầu xuân, phổ biến ở Phú Thọ.

    Theo khảo sát của tỉnh Phú Thọ, hiện còn khoảng 70 nghệ nhân hát xoan, nhưng chỉ có khoảng 10 người có khả năng truyền dạy; toàn tỉnh có khoảng gần 100 người tham gia các phường xoan, nhưng chỉ khoảng 50 người biết hát. Các di tích như đình, miếu, nơi diễn ra các sinh hoạt hát xoan từ xa xưa nay chỉ còn khoảng hơn 10 di tích.

    Thưởng thức một bài hát xoan Phú Thọ

  4. Hát chầu văn
    Còn gọi là hát văn hay hát bóng, một loại hình nghệ thuật ca hát cổ truyền có xuất xứ từ vùng đồng bằng Bắc Bộ, gắn liền với nghi thức hầu đồng của tín ngưỡng Tứ phủ (Đạo Mẫu) và tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần (Trần Hưng Đạo). Thời kỳ thịnh vượng nhất của hát chầu văn là cuối thế kỉ 19, đầu thế kỉ 20. Vào thời gian này, thường có các cuộc thi hát để chọn cung văn. Từ năm 1954, hát văn dần dần mai một vì hầu đồng bị cấm do bị coi là mê tín dị đoan, và chỉ phát triển trở lại từ những năm 1990. Hiện nay, hát chầu văn được xem như một di sản văn hóa phi vật thể.

    Hát chầu văn

    Hát chầu văn

    Nghe Những bài hát chầu văn hay nhất của nghệ sĩ Xuân Hinh.

  5. Khăn chầu áo ngự
    Cách gọi chung của những trang phục hầu đồng, tế lễ, được các ông đồng bà cốt mặc trong những buổi hát chầu văn, để các chư thánh giá ngự. Những trang phục này có nhiều họa tiết rồng phượng, được chia thành các thứ bậc: màu đỏ cờ là ngôi đệ nhất, màu xanh lá cây tươi là ngôi thứ hai, màu trắng là ngôi thứ ba...

    Khăn chầu áo ngự

    Khăn chầu áo ngự

  6. Cung văn
    Người làm nghề hát chầu văn trong buổi lên đồng.

    Cung văn

    Cung văn

  7. Đụn
    Kho thóc.
  8. Lòng tong
    Còn gọi là lòng đong, tên gọi chung của một số loại cá nước ngọt hoặc nước lợ, thân nhỏ, thường được người dân đem kho khô hoặc kho nước với tiêu bột ăn cơm nóng.

    Cá lòng tong chỉ vàng

    Cá lòng tong chỉ vàng

  9. Bá Di, Thúc Tề
    Hai người con vua nước Cô Trúc - quốc gia chư hầu nhà Thương trong lịch sử Trung Quốc. Sau khi nhà Thương bị nhà Chu diệt, hai ông lấy việc mất nước làm xấu hổ, đến nỗi coi thóc gạo cũng là tài sản của nhà Chu, buồn bực không ăn nữa, sau bỏ lên núi Thú Dương ở ẩn, hái rau vi ăn qua bữa. Rau vi không thể nuôi sống được, cuối cùng hai ông đều chết đói tại núi Thú Dương. Đời sau thường dùng hình ảnh Di, Tề để nói về việc ở ẩn.
  10. Gió mùa Đông Bắc
    Tên gọi dân gian là gió bấc, một loại gió lạnh thổi vào mùa đông, thường kèm theo mưa phùn.
  11. Nhất, nhị, tam... cửu, thập là các số đếm từ 1 đến 10 (từ Hán Việt).
  12. Công hầu
    Công và hầu, nghĩa gốc là hai chức lớn trong triều đình phong kiến, nghĩa rộng là chức tước, đỗ đạt.

    Ai công hầu, ai khanh tướng, trong trần ai ai dễ biết ai
    Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế thế thời phải thế

    (Đôi câu đối của Đặng Trần Thường và Ngô Thì Nhậm)

  13. Trằm
    Hoa tai. Cũng gọi là tằm.
  14. Bủng beo
    Chỉ thể trạng người ốm yếu, có nước da nhợt nhạt như mọng nước.
  15. Có bản chép: Nào khi anh bủng anh beo.
  16. Cắn rốn
    Do chữ phệ tê hà cập (cắn rốn sao kịp). Con chồn thơm nhờ cái cái xạ ở nơi rốn, nên khi bị thợ săn đuổi bắt thì nó tự cắn rốn nuốt đi. "Cắn rốn không kịp" nghĩa bóng: Ăn năn đã muộn.
  17. Ru
    Sao? (trợ từ nghi vấn cổ).