Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Ba Xuyên
    Tên một phủ dưới thời nhà Nguyễn, gồm ba tổng: Vĩnh Định, Phong Nhiêu và Phong Thạnh. Từ năm 1889, Pháp nâng phủ lên thành tỉnh, lấy tên cũ là Sóc Trăng.
  2. Mẫu
    Đơn vị đo diện tích ruộng đất, bằng 10 sào tức 3.600 mét vuông (mẫu Bắc Bộ) hay 4.970 mét vuông (mẫu Trung Bộ).
  3. Sào
    Một đơn vị đo diện tích cũ ở nước ta trước đây. Tùy theo vùng miền mà sào có kích thước khác nhau. Một sào ở Bắc Bộ là 360 m2, ở Trung Bộ là 500 m2, còn ở Nam Bộ là 1000 m2.
  4. Đà
    Đã (từ cổ, phương ngữ).
  5. Đầu hồi
    Phần tường ở hai đầu nhà ba gian hay năm gian truyền thống, thường dùng làm nơi để củi hay đồ cũ, hỏng, không dùng đến.
  6. Tía
    Cha, bố (phương ngữ Nam Bộ). Từ này có gốc từ cách phát âm của người Triều Châu khi đọc chữ gia (cha).
  7. Cổ Đô
    Một thôn thuộc xã Trà Sơn, tổng Vận Quy, huyện Đông Sơn, phủ Thiệu Thiên ngày trước, nay là một phần của xã Thiệu Đô, tỉnh Thanh Hóa.
  8. Giang hồ
    Sông và hồ, chỉ cảnh vật đẹp đẽ (nay ít dùng).
  9. Dằm
    Dấu vết chỗ ngồi, nằm, hay để đặt vật gì.
  10. Bài này được trẻ em hát khi xua khói sang chỗ khác cho đỡ ngột.
  11. Trỏng
    Trong ấy (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  12. Ma Liên
    Tên một làng biển nay thuộc thôn Mỹ Quang, xã An Chấn, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên. Tại đây có chợ Ma Liên (nay là chợ Mỹ Quang). Ngày xưa, ranh giới giữa hai làng Phú Quý (Mỹ Quang hiện nay) và Long Thủy có một bãi cát rộng làm nơi chôn cất người chết, rất nhiều mồ mả. Theo truyền thuyết, xưa thường hay có người âm trà trộn vào đi chợ.
  13. Kiều Sáo
    Một làng nay thuộc địa phận xã Duy Minh, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam.
  14. Xâu
    Cũng gọi là sưu, món tiền mà người đàn ông từ mười tám tuổi trở lên phải nộp (sưu thế), hoặc những công việc mà người dân phải làm cho nhà nước phong kiến hay thực dân (đi xâu).
  15. Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
  16. Cu gáy
    Một loài chim bồ câu, lông xám, bụng và đầu có phớt hồng, lưng và quanh cổ có chấm đen như hạt cườm.

    Chim cu gáy

  17. Chi
    Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  18. Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Chín Cu.
  19. Tiền
    Năm 1439, vua Lê Thánh Tông quy định: 1 quan = 10 tiền = 600 đồng, gọi là tiền tốt hoặc tiền quý (quy định này ổn định cho đến năm 1945). Khoảng thế kỉ 18, trong dân gian xuất hiện cách tính tiền gián, mỗi quan tiền gián chỉ gồm 360 đồng.
  20. Quảng Ngãi
    Địa danh nay là một tỉnh nằm ở duyên hải Nam Trung Bộ, nằm hai bên bờ sông Trà Khúc, được mệnh danh là vùng đất Núi Ấn Sông Trà. Quảng Ngãi là mảnh đất có bề dày lịch sử về văn hóa Sa Huỳnh và văn hóa Chăm Pa, đặc biệt là hệ thống thành lũy Chàm. Tại đây cũng nổi tiếng cả nước với đặc sản đường mía (đường phèn, đường phổi, mạch nha...) và tỏi ở Lý Sơn.

    Núi Ấn

    Núi Ấn sông Trà

  21. Bình Định
    Tên một tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ. Đây là mảnh đất có bề dày lịch sử với nền văn hoá Sa Huỳnh, từng là cố đô của vương quốc Chămpa, đồng thời là quê hương của người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ. Bình Định cũng là nơi có nghệ thuật tuồng rất phát triển, gắn liền với tên tuổi của Đào Duy Từ. Những món đặc sản của vùng đất này gồm có rượu Bàu Đá, bánh tráng nước dừa, bánh ít lá gai...

    Bình Định

    Bình Định

  22. Thủ khoa
    Đứng đầu trong một kì thi (từ Hán Việt).
  23. Bài ca dao này thật ra là từ hai câu ca dao đối đáp nhau của người dân Bình Định và Quảng Ngãi. Nguyên vào đời vua Tự Đức năm thứ 4 (1851), triều đình cho lập trường thi Hương đầu tiên tại Bình Định dành riêng cho sĩ tử thuộc các tỉnh từ Quảng Ngãi vào Bình Thuận. Ba khoa thi đầu tiên (Nhâm Tí 1852, Ất Mão 1855 và Mậu Ngọ 1858) sĩ tử Bình Định giành trọn giải nguyên (đỗ đầu), sĩ tử Quảng Ngãi chỉ được á nguyên (hạng nhì). Từ đó người Bình Định có câu ca dao:

    Tiếc công Quảng Ngãi đường xa,
    Để cho Bình Định thủ khoa ba lần.

    Sang đến khoa Mậu Thìn (1868), Canh Ngọ (1870) và các khoa về sau, sĩ tử Quảng Ngãi đều chiếm được giải nguyên, từ đó có câu ca dao đáp trả:

    Tiếc công Bình Định xây thành,
    Để cho Quảng Ngãi vô giành thủ khoa.