Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Phi cao đẳng bất thành phu phụ
    Không tốt nghiệp cao đẳng thì không thành vợ chồng. Đây là “chủ trương kén chồng” của các cô gái Hà Nội thời Pháp thuộc (ở thời ấy bằng cao đẳng là rất cao).
  2. Đã trót ăn của người ta, chịu ơn người ta rồi thì dù thấy lầm lỗi của người ta cũng khó nói ra (ngọng miệng).
  3. Ngàn Sâu
    Một chi lưu chính của sông La, dài khoảng 131 km, bắt nguồn từ vùng núi Ông Giao Thừa (cao 1.100 m) và núi Cũ Lân (cao 1.014 m) thuộc dãy núi Trường Sơn nằm trên địa bàn giáp ranh của hai tỉnh Hà TĩnhQuảng Bình. Sông chảy về hướng Bắc qua huyện Hương Khê, Vũ Quang, Đức Thọ và Hương Sơn (tỉnh Hà Tĩnh) rồi hợp lưu với sông Ngàn Phố tại ngã ba Tam Soa (hay bến Tam Soa), huyện Đức Thọ tạo thành sông La.
  4. Ngàn Phố
    Một phụ lưu của sông La, chảy chủ yếu trong địa phận huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.

    Đẹp lắm anh ơi! Con sông Ngàn Phố
    Sáng cả đôi bờ hoa bưởi trắng phau
    Nay mai những chuyến đò xuôi ngược
    Bưởi quê mình rời bến nối đuôi nhau...

    (Mùa hoa bưởi - Tô Hùng)

    Sông Ngàn Phố

    Sông Ngàn Phố

  5. Nứa (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  6. Bụng báng
    Bụng to do nước ứ trong ổ bụng hoặc sưng lá lách.
  7. Gấy
    Gái (phương ngữ Bắc Trung Bộ). Cũng hiểu là vợ.
  8. Phòng loan
    Phòng của đôi vợ chồng, nhất là vợ chồng mới cưới. Cũng có thể hiểu là phòng của người phụ nữ. Xem thêm chú thích Loan.

    Người vào chung gối loan phòng
    Nàng ra tựa bóng đèn chong canh dài

    (Truyện Kiều)

  9. Tày
    Bằng (từ cổ).
  10. Xống
    Váy (từ cổ).
  11. Quả
    Đồ đựng hình tròn, có nắp đậy, thường được dùng để đựng lễ vật khi đi hỏi cưới.

    Mâm quả cưới

    Mâm quả cưới

  12. Sa cơ
    Lâm vào tình thế rủi ro, khốn đốn.
  13. Quản
    Người Nam Bộ đọc là quyển, một loại nhạc cụ hình ống giống như ống sáo, ống tiêu.
  14. Son
    Màu đỏ.
  15. Quan niệm mê tín: khi đi gặp rắn thì được cho là điềm may, trở về gặp rắn thì bị coi là gở.
  16. Nguyệt Lão
    Đời nhà Đường, có một người tên là Vi Cố đi kén vợ, gặp một ông cụ ngồi dựa túi xem sách dưới bóng trăng. Anh ta hỏi, thì ông cụ bảo sách ấy chép tên những người lấy nhau và túi ấy đựng những sợi chỉ hồng (xích thằng) để buộc chân hai người phải lấy nhau, không sao gỡ ra được nữa. Anh ta hỏi phải lấy ai, thì ông cụ chỉ một đứa bé lên ba tuổi ở trong tay một người đàn bà chột mắt đem rau ra bán ở chợ mà bảo đó là vợ Vi Cố. Vi Cố giận, sai người đâm con bé ấy, nhưng nó chỉ bị thương. Mười bốn năm sau, quả nhiên Vi Cố lấy người con gái ấy. Chữ "nguyệt lão" chúng ta thường dịch nôm na là "trăng già." Hai chữ "Ông Tơ" và "Bà Nguyệt" cũng bởi tích ấy mà ra, dùng chỉ vị thần lo chuyện kết nhân duyên. Mối nhân duyên cũng do thế mà thường được gọi là "mối tơ." Xem thêm: Hình tượng Ông Tơ Bà Nguyệt trong văn hóa dân gian.

    Ông Tơ Nguyệt

    Ông Tơ Nguyệt

  17. Đồng nghiệp tương cừu
    Làm cùng nghề thì hay thù địch, đố kỵ lẫn nhau.
  18. O
    Cô, cô gái, thím (phương ngữ miền Trung). Trong gia đình, o cũng dùng để chỉ em gái của chồng.
  19. Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
  20. Bặt
    Nhanh (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  21. Cau
    Loại cây nhiều đốt, thân nhỏ và cao vút, có quả dùng để ăn với trầu.

    Cây cau

    Cây cau

    Quả cau và lá trầu

    Quả cau và lá trầu

  22. Trầu
    Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.

    Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.

    Lá trầu không

    Lá trầu không

    Một miếng trầu

    Một miếng trầu

    Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.

  23. Tường
    Rõ ràng, hiểu rõ, nói đủ mọi sự không thiếu tí gì. Như tường thuật 詳述  kể rõ sự việc, tường tận 詳盡  rõ hết sự việc (Thiều Chửu).
  24. Có người hiểu câu thành ngữ này với ý chê trách (làm việc thì vụng về, chỉ giỏi chống chế, biện bạch), nhưng theo Lê Giang trong 1575 thành ngữ tục ngữ cần bàn thêm: Khi dùng chèo mà chèo cho thuyền đi tới thì dở và vụng về làm thuyền không đi được như ý, nhưng khi thuyền bị đâm ngang sắp húc vào bờ mà mắc kẹt thì lại biết khéo léo dùng cây sào chống cho thuyền quay mũi trở ra. Ý câu thành ngữ: Làm công việc bình thường thì không hay nhưng lại giỏi chỉ huy, dẫn dắt.
  25. Cam
    Bằng lòng chịu vì cho là không thể nào khác được.
  26. Chóp Chài
    Một ngọn núi cao 391 mét, nổi lên giữa đồng bằng Tuy Hòa, thuộc địa phận xã Bình Kiến, ngoại ô thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên. Núi Chóp Chài có hình dáng khá vuông vức, trông tựa như một kim tự tháp. Đứng trên đỉnh núi sẽ có được tầm nhìn bao quát tới biển và vùng đồng bằng dưới chân núi.

    Núi Chóp Chài

    Núi Chóp Chài

  27. Sông Hinh
    Một nhánh sông ở hữu ngạn của sông Đà Rằng, dài 88 km, chảy qua tỉnh Phú Yên.
  28. Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Nhì Bí.
  29. Cửa Đông
    Khu vực phố cổ Hà Nội nằm ngoài cửa đông thành Thăng Long, ngày nay là phố Cửa Đông.
  30. Lộn chồng
    Bỏ chồng theo trai (từ cũ).
  31. Năng
    Hay, thường, nhiều lần.
  32. Giòn
    Xinh đẹp, dễ coi (từ cổ).