Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Bước trờ
    Bước bất thình lình, vô ý.
  2. Bắc Cạn
    Hay Bắc Kạn, một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc, nổi tiếng với hồ Ba Bể, kì quan thiên nhiên được xem là một trong hai mươi hồ đẹp nhất thế giới. Ngoài ra, ở đây còn có các danh thắng khác như động Puông, động Hua Mạ, động Nàng Tiên, động Nả Phòong, động Ba Cửa, hang Sơn Dương...

    Hồ Ba Bể

    Hồ Ba Bể

  3. Hồ Ba Bể
    Tên một hồ nước ngọt ở tỉnh Bắc Cạn, một trong một trăm hồ nước ngọt lớn nhất thế giới. Hồ nằm trong vườn quốc gia Ba Bể, cũng là một khu vực du lịch sinh thái nổi tiếng.

    Hồ Ba Bể

    Hồ Ba Bể

  4. Chỉ phụ nữ dân tộc Tày, một dân tộc sống nhiều ở Bắc Cạn. Phụ nữ Tày thường mặc áo màu xanh thẫm.
  5. Bài ca dao này tương truyền là lời Đinh Bộ Lĩnh thường hát cùng chúng bạn chăn trâu thời niên thiếu.
  6. Quang
    Vật dụng gồm có một khung đáy và các sợi dây quai thắt bằng sợi dây mây (hoặc vật liệu khác) tết lại với nhau, có 4 (hoặc 6) quai để mắc vào đầu đòn gánh khi gánh, và có thể treo trên xà nhà để đựng đồ đạc (thường là thức ăn). Người ta đặt đồ vật (thùng, chum, rổ, rá) vào trong quang, tra đòn gánh vào rồi gánh đi. Quang thường có một đôi để gánh cho cân bằng.

    Cái quang

    Cái quang

    Quang gánh

    Quang gánh

  7. Tiền trinh
    Tiền xu bằng đồng, đục lỗ ở giữa để xâu thành chuỗi.

    ... Khốn nạn, con mụ tái mặt. Nó vội giơ phắt hai cánh tay lên trời. Thầy quản khoác súng vào vai, dần dần lần các túi áo.
    Túi bên phải: một gói thuốc lào. Thầy chẳng nói gì, quẳng toạch xuống đất.
    Túi bên trái: bốn đồng trinh.
    - À, con này gớm thật, mày vẫn còn trinh à?
    Chẳng biết cho là câu nói ý nhị hay nói hớ, thầy quản liếc mắt cười tủm, rồi lại nắn.

    (Lập gioòng - Nguyễn Công Hoan)

  8. Ba La
    Một địa danh nay thuộc xã Nghĩa Dõng, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi. Tại đây có nghề truyền thống là trồng rau xanh.
  9. Đường phổi
    Loại đường được nấu từ mật mía, được đúc thành bánh màu trắng hơi vàng, xốp và giòn, vị ngọt thanh. Đường phổi là đặc sản riêng của Quảng Ngãi. Có tên gọi đường phổi là do hình dạng thỏi đường nhìn tựa lá phổi.

    Đường phổi

    Đường phổi

  10. Ăn nồi bảy thì ra, ăn nồi ba thì mất
    Nồi bảy là nồi thổi được bảy suất cơm cho bảy người ăn. Nồi ba là nồi thổi được ba suất cơm cho ba người ăn. "Ăn nồi bảy thì ra" là nhà phải thổi cơm nhiều người ăn, thì làm ra tiền ra thóc. "Ăn nồi ba thì mất" là ít người ăn thì ăn bao nhiêu hết bấy nhiêu, không làm lợi ra chút nào. Câu này nói ý nhà có thợ làm nhiều (như vụ cày vụ gặt), thì lại làm ra tiền của; trái lại nhà nghèo chỉ có vợ chồng con cái, tuy ít tiêu nhưng ăn tiêu đồng nào hết đồng ấy, không làm ra tiền. (Theo Tục ngữ lược giải - Lê Văn Hòe)
  11. Kẻ Mui
    Địa danh nay thuộc xã Sơn Trung, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Ở đây có giáo xứ Kẻ Mui, một giáo phận đạo Thiên Chúa rất phát triển.

    Nhà thờ giáo xứ Kẻ Mui

    Nhà thờ giáo xứ Kẻ Mui

  12. Đình
    Công trình kiến trúc cổ truyền ở làng quê Việt Nam, là nơi thờ Thành hoàng, và cũng là nơi hội họp của người dân trong làng.

    Đình Tiên Canh (tỉnh Vĩnh Phúc)

    Đình Tiên Canh (tỉnh Vĩnh Phúc)

  13. Tình Di
    Tên Nôm là kẻ De, một làng nay thuộc xã Quang Diệm (được gộp từ hai xã cũ là Sơn Quang và Sơn Diệm), huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.
  14. Vạc
    Một loại chim có chân cao, cùng họ với diệc, , thường đi ăn đêm, tiếng kêu rất to.

    Vạc

    Vạc

  15. Sa trường
    Bãi chiến trường (từ Hán Việt).

    Bồ đào mỹ tửu dạ quang bôi,
    Dục ẩm tỳ bà mã thượng thôi.
    Tuý ngọa sa trường quân mạc tiếu,
    Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi.

    (Lương Châu từ - Vương Hàn)

    Trần Nam Trân dịch:

    Bồ đào rượu ngát chén lưu ly,
    Toan nhắp tỳ bà đã giục đi
    Say khướt chiến trường anh chớ mỉa
    Xưa nay chinh chiến mấy ai về?

  16. Hai cây me do cụ thân sinh ra ba anh em nhà Tây Sơn - cụ Hồ Phi Phúc, trồng ở thôn Kiên Mỹ, quê vợ. Hai cây me này nay vẫn còn bên cạnh đền thờ thuộc bảo tàng vua Quang Trung.

    Một trong hai cây me ở bảo tàng Quang Trung

    Một trong hai cây me ở bảo tàng Quang Trung

  17. Bến Trường Trầu
    Một bến đò bên dòng sông Côn, nay thuộc thôn Kiên Mỹ, thị trấn Phú Phong, Tây Sơn, Bình Định. Thôn Kiên Mỹ có Xóm Trầu chuyên buôn bán trầu cau. Tại đây, anh cả của ba anh em nhà Tây SơnNguyễn Nhạc từng nối nghiệp cha mẹ buôn bán trầu, nên mọi người gọi là anh Hai Trầu. Bến sông Côn tập kết trầu cau để chở đi các chợ An Thái, Quy Nhơn... thành tên bến Trường Trầu.

    Cầu Kiên Mỹ mới ở khu vực bến Trường Trầu xưa

    Cầu Kiên Mỹ mới ở khu vực bến Trường Trầu xưa

  18. Câu ca dao này được cho là xuất hiện sau ngày nhà Tây Sơn bị diệt, Nguyễn Ánh lên ngôi. Lòng dân luyến tiếc nhà Tây Sơn, nhưng trước sự trả thù tàn bạo của Gia Long và nhà Nguyễn sau này, đành phải gửi ẩn ý vào đây.
  19. Nhà Nguyễn
    (1802 – 1945) Triều đại quân chủ cuối cùng của nước ta, do vua Gia Long sáng lập, hoàng đế cuối cùng là Bảo Đại, tổng cộng 13 vua. Đây là triều đại đánh dấu nhiều thăng trầm của lịch sử, đặc biệt là cuộc xâm lược của quân Pháp giữa thế kỉ 19.
  20. Nông Sơn
    Tên một huyện của tỉnh Quảng Nam, trước đây là phía Tây của tỉnh Quế Sơn. Tại đây có mỏ than Nông Sơn, thuộc địa bàn xã Quế Trung.
  21. Bồng Miêu
    Tên một địa danh trước là thôn Bồng Miêu thuộc xã Tam Lãnh, nay là thị trấn Bồng Miêu, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam. Đây là khu vực có nhiều mỏ vàng, dân gian hay gọi là mỏ Bồng Miêu hay mỏ Bông Miêu. Mỏ vàng này bao gồm các khu Hố Gần, Hố Ráy, Thác Trắng, Núi Kẽm. Mỏ đã từng được người Chăm phát hiện và khai thác từ hơn nghìn năm trước, rồi lần lượt người Trung Quốc, Việt và Pháp cũng đã đến đây khai thác khá thành công. Hiện nay mỏ vàng Bồng Miêu đang được Công ty Khai thác Vàng Bồng Miêu thuộc Tập đoàn Olympus Pacific Mineral Inc. Canada quản lý và khai thác.

    Khu vực nhà máy chế biến và mỏ vàng Bồng Miêu

    Khu vực nhà máy chế biến và mỏ vàng Bồng Miêu

  22. Mục đích và tác dụng của việc sinh hoạt tình dục ở mỗi độ tuổi.
  23. Bồng Báo
    Tên một huyện thuộc phủ Thiệu Thiên, nay là làng Bồng Trung, xã Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa. , còn có các tên cũ là Biện Đà và Đông Biện. Truyền thuyết nói rằng: Con đê làng bắt qua bên kia sông Mã có hình chiếc đòn càng, nên người làng Bồng ngày xưa có nhiều người đỗ đạt làm quan.
  24. Hồ dễ
    Không dễ dàng.

    Chưa chắc cây cao hồ dễ im
    Sông sâu hồ dễ muốn êm đềm

    (Buồn êm ấm - Quang Dũng)

  25. Nguyệt Lão
    Đời nhà Đường, có một người tên là Vi Cố đi kén vợ, gặp một ông cụ ngồi dựa túi xem sách dưới bóng trăng. Anh ta hỏi, thì ông cụ bảo sách ấy chép tên những người lấy nhau và túi ấy đựng những sợi chỉ hồng (xích thằng) để buộc chân hai người phải lấy nhau, không sao gỡ ra được nữa. Anh ta hỏi phải lấy ai, thì ông cụ chỉ một đứa bé lên ba tuổi ở trong tay một người đàn bà chột mắt đem rau ra bán ở chợ mà bảo đó là vợ Vi Cố. Vi Cố giận, sai người đâm con bé ấy, nhưng nó chỉ bị thương. Mười bốn năm sau, quả nhiên Vi Cố lấy người con gái ấy. Chữ "nguyệt lão" chúng ta thường dịch nôm na là "trăng già." Hai chữ "Ông Tơ" và "Bà Nguyệt" cũng bởi tích ấy mà ra, dùng chỉ vị thần lo chuyện kết nhân duyên. Mối nhân duyên cũng do thế mà thường được gọi là "mối tơ." Xem thêm: Hình tượng Ông Tơ Bà Nguyệt trong văn hóa dân gian.

    Ông Tơ Nguyệt

    Ông Tơ Nguyệt

  26. Chi
    Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  27. Cả
    Lớn, nhiều (từ cổ).
  28. Hình dung
    Ngoại hình, dáng dấp của con người (từ cũ), cũng nói là hình dong.

    Một chàng vừa trạc thanh xuân
    Hình dung chải chuốt, áo khăn dịu dàng

    (Truyện Kiều)