Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Chào mào
    Cũng gọi là chóp mào hay chốc mào, một loài chim có mào nhọn trên đầu, hai bên má có lông trắng.

    Chim chào mào

    Chim chào mào

  2. Sáo sậu
    Còn được gọi là cà cưỡng, một chi chim thuộc họ Sáo, vì vậy mang các đặc tính họ này như: thích sống vùng nông thôn rộng thoáng, chủ yếu ăn sâu bọ và quả, hay làm tổ trong các hốc, lỗ và đẻ các trứng màu xanh lam hay trắng. Họ Sáo, đặc biệt là sáo sậu, có khả năng bắt chước âm thanh từ môi trường xung quanh, kể cả tiếng còi ô tô hay giọng nói con người. Các loài trong chi này có thân nhỏ, lông thường màu đen hoặc đen xám, tím biếc hoặc xanh biếc, mỏ và chân màu vàng. Ở nước ta, loại chim này được nuôi phổ biến để dạy cho nói tiếng người.

    Sáo sậu

    Sáo sậu

  3. Làm những chuyện bao đồng, không liên can gì đến mình.
  4. Bồng Báo
    Tên một huyện thuộc phủ Thiệu Thiên, nay là làng Bồng Trung, xã Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa. , còn có các tên cũ là Biện Đà và Đông Biện. Truyền thuyết nói rằng: Con đê làng bắt qua bên kia sông Mã có hình chiếc đòn càng, nên người làng Bồng ngày xưa có nhiều người đỗ đạt làm quan.
  5. Từ
    Ruồng bỏ, không nhìn nhận. Cha mẹ từ con nghĩa là không còn nhận đó là con mình.
  6. Loan
    Theo một số điển tích thì phượng hoàng là tên chung của một loại linh vật: loan là con mái, phượng là con trống. Cũng có cách giải nghĩa khác về loan, mô tả loan là một loài chim giống với phượng hoàng. Trong văn thơ cổ, loan và phụng thường được dùng để chỉ đôi vợ chồng hoặc tình cảm vợ chồng (đèn loan, phòng loan...)

    Nào người phượng chạ loan chung,
    Nào người tiếc lục tham hồng là ai

    (Truyện Kiều)

  7. Sen dâu
    Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Sen dâu, hãy đóng góp cho chúng tôi.
  8. Trầu
    Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.

    Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.

    Lá trầu không

    Lá trầu không

    Một miếng trầu

    Một miếng trầu

    Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.

  9. Phú quý
    Giàu có và sang trọng (từ Hán Việt).
  10. Sâm Thương
    Sâm và Thương, hai ngôi sao theo thiên văn học Trung Quốc. Sao Sâm là ngôi sao thứ 7 trong chòm Bạch Hổ, sao Thương (còn gọi là Tâm) là ngôi sao thứ 5 trong chòm Thương Long, đều thuộc Nhị thập bát tú (hai mươi tám vì sao sáng, một khái niệm của Trung Hoa cổ đại). Hai ngôi sao này nằm đối nhau trên bầu trời, vì vậy không bao giờ xuất hiện cùng một lúc. Trong văn học cổ, người ta thường dùng hình ảnh Sâm Thương để chỉ sự xa xôi cách trở, khó lòng gặp lại nhau hoặc không thể gặp nhau được.

    Có ý kiến khác cho rằng Sâm, Thương là hai tên khác của Hôm, Mai (cùng là tên của sao Kim) nhưng ý kiến này không vững.

  11. Uyên ương
    Loại vịt sống từng cặp với nhau. Người ta thường gọi con trống là uyên, con mái là ương. Con trống thường có bộ lông đặc biệt rực rỡ. Đôi uyên ương sống không rời nhau và rất chung thủy với nhau. Tương truyền nếu một trong hai con chết thì con còn lại cũng nhịn đói chết theo.

    Đôi chim uyên ương

    Đôi chim uyên ương

    Ở một số vùng Nam Bộ, người ta cũng đọc trại "uyên ương" thành oan ương. Uyên ương cũng có tên khác là bồng bồng.

  12. Phòng loan
    Phòng của đôi vợ chồng, nhất là vợ chồng mới cưới. Cũng có thể hiểu là phòng của người phụ nữ. Xem thêm chú thích Loan.

    Người vào chung gối loan phòng
    Nàng ra tựa bóng đèn chong canh dài

    (Truyện Kiều)

  13. Thiên duyên kì ngộ
    Sự gặp gỡ lạ lùng, như duyên trời sắp đặt (chữ Hán).
  14. Phượng hoàng
    Một loài chim trong thần thoại Trung Quốc và các nước chịu ảnh hưởng. Trước đây, con trống được gọi là Phượng (hay phụng) còn con mái được gọi là Hoàng, nhưng ngày nay thì sự phân biệt đực, cái đã gần như không còn, và phượng hoàng được xem là giống cái, trong khi rồng được xem là giống đực. Phượng hoàng là vua của các loài chim, tượng trưng cho sự thanh cao.

    Một hình vẽ chim phượng hoàng

    Một hình vẽ chim phượng hoàng

  15. Mắm
    Một loại cây rừng ngập mặn, gặp rất nhiều ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ. Có bốn loại mắm: mắm lưỡi đồng, mắm đen, mắm ổi, mắm quăn. Tuy có giá trị kinh tế không đáng kể, mắm cùng các loại cây khác như bần, đước... giữ một vai trò rất quan trọng trong việc giữ đất, lấn biển.

    Cây mắm

    Cây mắm

  16. Một loài cây sống ở nước lợ, thường mọc thành bụi lùm ở các vùng đầm lầy ven biển, lá bẹt bằng, quả tròn dài có núm đỏ, vỏ cây màu đỏ sẫm. Nhờ bộ rễ chằng chịt có khả năng giữ đất các tốt, sú và đước là những loại cây rất quan trọng trong việc chống xói mòn đất.

    Cây sú

    Cây sú

  17. Cá mòi
    Một loại cá thuộc họ cá trích, có tập tục bơi thành đàn từ biển ngược lên nguồn vào tháng giêng để đẻ trứng, vì vậy nhân dân ta thường giăng lưới bắt cá mòi ở sông vào dịp này. Cá mòi ngon nhất là trứng cá, và thường được chế biến thành các món nướng, món kho. Cá mòi có hai loại: cá mòi lửa và cá mòi he.

    Cá mòi

    Cá mòi

  18. Cẩm Phả
    Một địa danh nay là thành phố thuộc tỉnh Quảng Ninh. Tại đây từ xưa đã nổi tiếng với ngành khai thác than đá. Cẩm Phả cũng có nghề khai thác hải sản với hơn 50 km bờ biển, nhưng chủ yếu là đánh bắt gần bờ, sản lượng thấp.

    Cẩm Phả về đêm

    Cẩm Phả về đêm

  19. Đun
    Đẩy.
  20. Hòn Dứa
    Một hòn đảo nhỏ thuộc địa phận thôn Mỹ Quang, xã An Chấn, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Xung quanh đảo có gành đá rạng lô nhô trên mặt nước, một số chìm khuất nên thuyền bè không thể cập bến được. Phía nam hòn đảo này không có rạn (bãi đá), rộng khoảng 50m, thuyền vào được nhưng phải là dân địa phương, am tường địa thế mới dám lái thuyền vào đậu sát mé. Trên đảo có rất nhiều dứa mọc thành từng chòm. Có lẽ vì đặc điểm này nên đảo có tên Hòn Dứa.

    Hòn Dứa ngoài khơi huyện Tuy An, Phú Yên. Bãi đá đen phía trước Hòn Dứa là một phần của bãi đá cạn được gọi là Hòn Than. Xa xa phía nam đằng sau Hòn Dứa là núi Đá Bia.

    Một góc bãi cát phía tây nam Hòn Dứa. Bãi cạn đá đen phía trước Hòn Dứa là Hòn Than. Phía xa xa đằng sau là núi Đá Bia.

  21. Khăn đầu rìu
    Khăn buộc một vòng cho hai đầu vểnh lên ở trên trán như cái rìu, thường thấy ở Trung và Nam Bộ.
  22. Cồng cộc
    Tên gọi miền Nam của chim cốc đế, một loại chim làm tổ trong các rừng ngập mặn đồng bằng sông Cửu Long. Chim có đầu, mào, cổ toàn bộ mặt lưng và đuôi màu đen, cánh xanh lục hay tím đỏ. Thức ăn chủ yếu là cá.

    Chim cồng cộc

    Chim cồng cộc

  23. Cá bầu eo
    Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Cá bầu eo, hãy đóng góp cho chúng tôi.
  24. Cuội
    Một nhân vật trong truyện cổ tích Việt Nam. Chú Cuội (hay thằng Cuội) là một người tiều phu. Cuội có một cây đa thần, lá có khả năng cải tử hoàn sinh. Một hôm vợ Cuội tưới nước bẩn vào gốc cây đa, cây đa trốc gốc bay lên trời. Cuội bám vào rễ đa kéo lại, nhưng cây đa bay lên đến tận cung Trăng. Từ đó trên cung Trăng có hình chú Cuội. (Xem thêm: Sự tích chú Cuội cung trăng).
  25. Cua nhà nọ, rọ nhà kia
    Soi mói việc của người khác.
  26. Mui, lái, mũi
    Các bộ phận của một con thuyền.
  27. Ban cua lưỡi trắng
    Bệnh thương hàn, da nổi mẩn đỏ, lưỡi trắng.
  28. Vinh hiển
    Vẻ vang, rạng rỡ vì làm nên việc lớn, có tiếng tăm.
  29. Vũng Dông
    Một vũng biển nhỏ thuộc Sông Cầu, Phú Yên. Tại đây trước kia có nhiều con dông, cư dân thường làm bẫy bắt để làm thức ăn cho gia đình và bán lại cho khách.

    Con dông

    Con dông

  30. Vũng Lấm
    Còn gọi là Vũng Lắm, Ao Xóm Lưới, một địa danh nay thuộc thôn Tân Thạnh, xã Xuân Thọ 2, huyện Sông Cầu, tỉnh Phú Yên. Gọi là Vũng Lấm vì dọc theo bờ vũng này toàn đất bùn. Phía Đông vũng có cửa thông ra biển, thời xưa tấp nập thương thuyền vào ra buôn bán, trao đổi phẩm vật. Thời bình, Vũng Lấm là thương cảng sầm uất, thời chiến nó trở thành một quân cảng quan trọng. Vịnh Xuân Đài - Vũng Lấm là nơi các văn thân Cần Vương dùng làm căn cứ địa kháng Pháp.

    Vũng Lấm (Ảnh: Dương Thanh Xuân)

    Vũng Lấm (Ảnh: Dương Thanh Xuân)

  31. Vũng Chào
    Tên một vũng biển thuộc huyện Sông Cầu, tỉnh Phú Yên. Có tên như vậy vì mỗi lần ngư dân đánh bắt được các loại cá to (cá bò, cá ngừ...), các ghe thuyền lái buôn vào mua cá, dân phải tiếp đón, chào mời niềm nở với họ.
  32. Vũng La
    Một địa danh nay thuộc xã Xuân Phương, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên. Ở đây có hai mỏm núi nhô ra biển nên cá thường vào ẩn trú. Mỗi lần có mẻ cá dạt vào, ngư dân hô hoán la to, báo hiệu cùng nhau đem thuyền lưới ra bắt, lệ ấy thành quen, từ đó có tên là Vũng La.
  33. Những địa danh trong bài ca dao này là tên các vũng biển nhỏ thuộc huyện Sông Cầu, tỉnh Phú Yên. Từ Đào Nại, một dãy núi chạy xuống phía đông bao bọc vịnh Xuân Đài. Bờ vịnh do ảnh hưởng, của dãy núi nên chỗ thì nhô ra, chỗ lại trũng lõm vào tạo thành năm cái vũng, tên từng vũng đều có ý nghĩa riêng biệt.
  34. Đá vàng
    Cũng nói là vàng đá, lấy ý từ từ Hán Việt kim thạch. Kim là kim khí để đúc chuông, đỉnh. Thạch là đá. Ngày trước, những lời vua chúa hoặc công đức của nhân vật quan trọng được khắc ghi trên bia đá hay chuông, đỉnh đồng để lưu truyền mãi mãi. Đá vàng vì thế chỉ sự chung thủy son sắt, hoặc sự lưu truyền tên tuổi mãi mãi về sau.
  35. Kim Long
    Tên một ngôi làng thuộc đất Hà Khê, phía Tây thành nội Huế. Năm 1636, chúa Nguyễn lúc bấy giờ là Nguyễn Phước Lan dời phủ đến xứ này và đổi tên Hà Khê thành Kim Long (rồng vàng). Làng Kim Long thành phủ Kim Long. Phủ Kim Long tồn tại 51 năm, sau đó năm 1687, phủ chính được dời về làng Phú Xuân. Tên Kim Long hiện nay được dùng khá phổ biến tại vùng Kim Long xưa như: phường Kim Long, đình Kim Long, cầu Kim Long, chợ Kim Long, bến đò Kim Long, và đường Kim Long.

    Trước đây vùng đất này có tên là Kim Luông. Theo học giả An Chi, chữ Luông trong địa danh này chính là âm gốc của chữ Long (rồng).

    Sơ đồ thủ phủ Kim Long

    Sơ đồ thủ phủ Kim Long

  36. Trẫm
    Tiếng xưng hô của vua với người khác. Cách xưng hô "trẫm,""bệ hạ" được cho là do vua nhà Tần là Tần Thủy Hoàng đặt ra.
  37. Bài ca dao tương truyền là do vua Thành Thái đặt ra để che mắt giặc Pháp mỗi khi ông vi hành ra ngoài tuyển nữ binh, sửa soạn đánh Pháp.