Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Thời
    Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."
  2. Nứa
    Loài cây cùng họ với tre, mình mỏng, gióng dài, mọc từng bụi ở rừng, thường dùng để đan phên và làm các đồ thủ công mĩ nghệ. Ống nứa ngày xưa cũng thường được dùng làm vật đựng (cơm, gạo, muối...).

    Bụi nứa

    Bụi nứa

  3. Sàng
    Đồ đan bằng tre, hình tròn, lòng nông, có lỗ nhỏ và thưa, thường dùng để làm cho gạo sạch thóc, trấu và tấm. Hành động dùng cái sàng mà lắc cho vật vụn rơi xuống, vật to còn lại cũng gọi là sàng.

    Sàng gạo

    Sàng gạo

  4. Đậu nành
    Một giống đậu rất phổ biến ở nước ta và trên cả thế giới. Hạt đậu nành được sử dụng rất đa dạng, bao gồm dùng trực tiếp (rang, luộc, nấu canh, nấu chè...) hoặc chế biến thành đậu phụ, ép thành dầu đậu nành, nước tương, làm bánh kẹo, sữa...

    Hạt và các sản phẩm từ đậu nành

    Hạt và các sản phẩm từ đậu nành

  5. Mồng tơi
    Một số địa phương phát âm thành "mùng tơi" hay "tầm tơi", loại dây leo quấn, mập và nhớt. Lá và đọt thân non của mồng tơi thường được dùng để nấu canh, ăn mát và có tính nhuận trường. Nước ép từ quả dùng trị đau mắt.

    Mồng tơi

    Mồng tơi

    Hoa mồng tơi

    Hoa mồng tơi

  6. Đơm
    Lấy, xới cơm hay xôi từ nồi vào vật đựng khác (đơm xôi, đơm cơm).
  7. Tô mộc
    Còn gọi là vang, tô phượng, vang nhuộm, co vang, mạy vang, một loại cây thân gỗ nhỏ, rất rắn, có phần đỏ nâu ở phần lõi và trắng ở phần ngoài. Gỗ cây được dùng làm vị thuốc đông y, hay làm thuốc nhuộm đỏ. Ở nước ta gỗ tô mộc còn được sử dụng như một thành phần nấu nước rửa hài cốt khi cải táng. Phần lõi gỗ được dùng trong chạm khắc mĩ nghệ.

    Cây vang

    Cây vang

    Gỗ vang

    Gỗ vang

  8. Nghệ
    Một loại cây thuộc họ gừng, mọc chủ yếu ở vùng nhiệt đới, nơi có độ ẩm và lượng mưa thích hợp. Dân gian dùng nghệ để làm thuốc hoặc làm gia vị cho các món ăn.

    Củ nghệ

    Củ nghệ

  9. Nài
    Dây buộc vào chân để trèo lên cây (dừa hoặc cau) cho khỏi ngã.

    Trèo hái dừa dùng nài

    Trèo hái dừa dùng nài

  10. Rơm
    Các loại cây lúa hoặc các loại cỏ, cây hoa màu khác sau khi thu hoạch phần hạt, phần thân và lá được đem đi cắt, sấy khô (phơi nắng) và được lưu trữ để sử dụng làm thức ăn cho gia súc. Ngoài ra rơm còn được sử dụng để thổi lửa, đun nấu rất tốt. Bên cạnh đó, rơm còn là nguyên liệu quan trọng để nuôi trồng nấm rơm (một loài nấm chuyên mọc trên rơm).

    Một ụ rơm

    Một ụ rơm

  11. Ôm rơm nặng bụng
    (Khẩu ngữ) ví việc làm không đâu, không phải việc của mình nhưng cứ làm, nên không những không mang lại lợi ích mà còn tự gây vất vả, phiền phức cho mình.
  12. Đặng
    Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
  13. Nơm
    Dụng cụ bắt cá, được đan bằng tre, hình chóp có miệng rộng để úp cá vào trong, chóp có lỗ để thò tay vào bắt cá.

    Úp nơm

    Úp nơm

  14. Dụng cụ bắn đá cầm tay, thường làm từ một chạc cây hoặc bằng hai thanh tre ghép với nhau, đầu có dây cao su để căng ra. Từ này có nguồn gốc từ tiếng Khmer sna.

    Bắn ná

    Bắn ná

  15. Chỉ điều
    Cũng viết là chỉ hồng, chỉ thắm, chỉ đỏ... đều chỉ dây tơ hồng mà Nguyệt lão dùng để xe duyên.
  16. Đàng
    Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  17. Núi, rừng nói chung (phương ngữ Trung Bộ).
  18. Thần Trụ Trời
    Theo truyện cổ tích Việt Nam, thuở ấy, chưa có muôn vật và loài người. Trời đất chỉ là một vùng hỗn độn, tối tăm. Bỗng xuất hiện một vị thần khổng lồ, đào đất, khuân đá, đắp thành một cái cột vừa to, vừa cao để chống trời. Từ đó, trời đất mới phân đôi: Đất bằng như cái mâm vuông, trời tròn như cái bát úp, chỗ trời đất giáp nhau ấy là chân trời.

    Khi trời đã cao và khô cứng, thần liền phá tan cột đi, lấy đất đá ném tung ra khắp nơi. Mỗi hòn đá văng đi biến thành một hòn núi hay một hòn đảo, đất tung tóe ra mọi nơi thành gò, đống, thành những dải đồi cao. Vì thế, mặt đất ngày nay không còn bằng phẳng mà có chỗ lõm, chỗ lồi. Chỗ thần đào sâu để lấy đất đá đắp cột, ngày nay là biển cả mênh mông.

    Cột trụ trời bây giờ không còn nữa. Người ta kể rằng vết tích cột đó ở núi Thạch Môn, vùng Hải Dương. Núi ấy còn gọi là Kình Thiên Trụ tức Cột chống Trời.

    Sau khi thần Trụ Trời chia ra trời đất thì có những thần khác nối tiếp công việc xây dựng nên cõi thế gian này. Các vị thần đó rất nhiều, như thần Sao, thần Sông, thần Núi, thần Biển...

  19. Dục: ham muốn. Tốc: nhanh. Bất: không. Đạt: thành công. Câu tục ngữ Hán Việt này có nghĩa: Muốn nhanh thì không thành công như ý.
  20. Kiệt
    Vị vua thứ 17 và cuối cùng của nhà Hạ trong lịch sử Trung Quốc. Ông vốn tên là Lý Quý, nhưng vì là người tàn ác nên bị gọi là Kiệt, nghĩa là kẻ độc ác ưa giết chóc. Dưới sự cai trị của ông, nhà Hạ bị mất vào tay nhà Thương vào năm 1767 trước Công nguyên. Cùng với vua Trụ của nhà Thương sau này, Kiệt được xem là biểu tượng của một bạo chúa.

    Ghét đời Kiệt, Trụ mê dâm
    Để dân đến nỗi sa hầm sẩy hang
    (Lục Vân Tiên)

  21. Trụ Vương
    Tên thật là Tử Thụ, vị vua cuối đời nhà Thương trong lịch sử Trung Quốc, khét tiếng là một ông vua dâm đãng và tàn ác.
  22. Thuấn, Nghiêu
    Vua Thuấn và vua Nghiêu, hai vị vua kế tiếp nhau trong huyền sử Trung Hoa cổ. Tương tuyền rằng đây là hai vị minh quân và thời Nghiêu Thuấn được coi là thời thái bình an lạc.
  23. Vọng Phu
    Hình tượng người phụ nữ bồng con đứng trên đỉnh núi chờ chồng rồi sau hóa thành đá, rất thường gặp trong văn học dân gian. Trên khắp đất nước ta có rất nhiều đỉnh núi được mang tên là núi Vọng Phu hoặc đá Vọng Phu.
  24. Núi Nhồi
    Một ngọn núi nay thuộc địa phận thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Trên đỉnh núi có một cột đá cao khoảng 20 m, giống hình một người phụ nữ bế con, nhân dân gọi là Hòn vọng phu. Dưới chân núi Nhồi là làng Nhồi (gồm có Nhồi Thượng và Nhồi Hạ) có nghề chạm khắc đá từ thời nhà Lý.

    Hòn Vọng Phu trên đỉnh núi Nhồi (ảnh: Lê Dậu)

    Hòn Vọng Phu trên đỉnh núi Nhồi (ảnh: Lê Dậu)

  25. Chinh phụ
    Vợ của người đi ra trận (từ Hán Việt).
  26. Phòng loan
    Phòng của đôi vợ chồng, nhất là vợ chồng mới cưới. Cũng có thể hiểu là phòng của người phụ nữ. Xem thêm chú thích Loan.

    Người vào chung gối loan phòng
    Nàng ra tựa bóng đèn chong canh dài

    (Truyện Kiều)

  27. Nhóm họ
    Một lễ trong phong tục cưới hỏi của người Việt, được tổ chức ở nhà gái một ngày trước khi làm lễ đưa dâu. Trong lễ này họ hàng nhà gái tề tựu đông đủ, cô dâu lạy từ biệt cha mẹ để về nhà chồng. Đồng thời, cha mẹ cô dâu trao của hồi môn và họ hàng cô dâu trao quà cưới.
  28. Rước dâu
    Lễ quan trọng nhất trong phong tục cưới hỏi của người Việt. Vào đúng ngày giờ đã định, họ nhà trai mang lễ vật (các quả hộp: trầu cau, rượu, bánh phu thê...) đến để rước dâu về.
  29. Hạt gạo: xung quanh quầng vú phụ nữ có nhiều hạt nhỏ, đến tuổi dậy thì các hạt ấy nổi to ra nhìn như hạt gạo nên gọi là gai gạo. Chớp đông: mỗi khi phía đông bầu trời có chớp nhay nháy là báo hiệu sắp có mưa to gió lớn. Câu này ý nói: các bạn gái tới tuổi dậy thì tâm sinh lí và thể chất có nhiều thay đổi (quầng vú nổi "gai gạo"), cơ thể đang đà phát triển, chuẩn bị cho hoạt động giao phối và thụ thai (lồn chớp đông).
  30. Dư Đành
    Tên một võ sư có tiếng ở Bình Định đầu thế kỉ 20. Ông quê ở làng Thuận Nhất, nay thuộc xã Bình Thuận, huyện Tây Sơn. Dư Đành giỏi võ nghệ, có sức mạnh phi thường, về sau lập một đảng cướp hoành hành khét tiếng.