Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Đông Việt
    Một làng thuộc xã Quảng Đông, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa. Xã này hiện là một phường trực thuộc thành phố Thanh Hóa.
  2. Họa đồ
    Bức tranh vẽ cảnh vật, sông núi (từ Hán Việt).
  3. Cháy
    Lớp cơm sát đáy nồi bị sém vàng đóng thành mảng.
  4. Quạt mo
    Quạt làm bằng mo cau. Sau khi cau trổ bông, tàu cau úa vàng rồi rụng xuống, được người ta nhặt đem phơi khô, ép thẳng rồi cắt thành hình chiếc quạt vừa tay cầm.

    Chiếc quạt mo

    Chiếc quạt mo

  5. Đàng
    Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  6. Châu sa
    Nước mắt rơi. (Trong văn thơ, châu hay giọt châu thường được dùng với nghĩa giọt nước mắt.)

    Lòng đâu sẵn mối thương tâm
    Thoắt nghe Kiều đã đầm đầm châu sa
    (Truyện Kiều)

  7. Bơi
    Bới cơm.
  8. Sinh vô gia cư, tử vô địa táng
    (Nghèo khổ) Sống không có nhà ở, chết không có đất chôn.
  9. Lúa (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  10. Hạc
    Loại chim cổ cao, chân và mỏ dài. Trong Phật giáo và văn chương cổ, hạc tượng trưng cho tuổi thọ hoặc tính thanh cao của người quân tử. Trước cửa các điện thờ thường có đôi hạc đá chầu.

    Đỉnh Hoa biểu từ khơi bóng hạc
    Gót Nam Du nhẹ bước tang bồng

    (Nhị thập tứ hiếu)

    Tranh vẽ hạc

    Tranh vẽ hạc

  11. Rùa đội bia
    Theo quan niệm của người Việt, rùa là loài có tuổi thọ cao và thân hình vững chắc nên biểu thị cho sự trường tồn. Rùa còn là loài không ăn nhiều, nhịn đói tốt nên được coi là thanh cao, thoát tục. Vì lẽ đó, rùa thường được tạc thành tượng đá để đội các văn bia, trên khắc tên các danh nhân văn hóa hoặc các văn bản có giá trị văn hóa - lịch sử.

    Rùa đội bia ở Văn Miếu

    Rùa đội bia ở Văn Miếu

  12. Đọi
    Cái chén, cái bát (phương ngữ một số vùng ở Bắc Trung Bộ).
  13. Tam sơn, tứ hải
    Chỉ mặt đất. Người xưa cho mặt đất gồm tám phần: núi ba, biển bốn, ruộng đất một (tam sơn tứ hải nhất phần điền).
  14. Răng
    Sao (phương ngữ Trung Bộ).
  15. Canh
    Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
  16. Khắc
    Đơn vị tính thời gian ban ngày thời xưa. Người xưa chia ban ngày ra thành sáu khắc (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo Lý Thái Thuận, khắc một là giờ Mão/Mạo (5h-7h), khắc hai là giờ Thìn (7h-9h), khắc ba là giờ Tị (9h-11h), khắc tư là giờ Ngọ (11h-13h), khắc năm là giờ Mùi (13-15h), khắc sáu là giờ Thân (15-17h). Theo đó, giờ Dậu (17-19h) không thuộc về ngày cũng như đêm. Xem thêm chú thích Canh.
  17. Luống
    Từ dùng để biểu thị mức độ nhiều, diễn ra liên tục, không dứt.

    Vì lòng anh luống âm thầm tha thiết
    Gán đời mình trọn kiếp với Dê Sao

    (Nỗi lòng Tô Vũ - Bùi Giáng)

  18. Có bản chép: cong queo.
  19. Khứng
    Chịu, vừa lòng, thuận lòng (từ cổ).
  20. Đá vàng
    Cũng nói là vàng đá, lấy ý từ từ Hán Việt kim thạch. Kim là kim khí để đúc chuông, đỉnh. Thạch là đá. Ngày trước, những lời vua chúa hoặc công đức của nhân vật quan trọng được khắc ghi trên bia đá hay chuông, đỉnh đồng để lưu truyền mãi mãi. Đá vàng vì thế chỉ sự chung thủy son sắt, hoặc sự lưu truyền tên tuổi mãi mãi về sau.
  21. Huyết thệ
    Thề (thệ) bằng máu (huyết).