Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Ngã Bảy
    Địa danh nay là một thị xã thuộc tỉnh Hậu Giang, là nơi gặp nhau của bảy dòng kênh là Xẻo Môn, Xẻo Đông, Bún Tàu, Lái Hiếu, Cái Côn, Mang Cá và kênh Xáng. Trước đây ở đây có chợ nổi Ngã Bảy (cũng gọi là chợ Phụng Hiệp), một khu chợ trên sông nổi tiếng của vùng Tây Nam Bộ, là đầu mối buôn bán giao thương rất sầm uất. Chợ nổi Ngã Bảy được nhắc đến trong bản vọng cổ Tình anh bán chiếu của cố soạn giả Viễn Châu:

    Ghe chiếu Cà Mau đã cắm sào bên dòng kinh Ngã Bảy
    Sao cô gái năm xưa chẳng thấy ra chào?

    Chợ Ngã Bảy

    Chợ Ngã Bảy

  2. Rắn ráo
    Một loại rắn nước không độc, sống ở nơi ẩm ướt thuộc đồng bằng hoặc rừng núi, thức ăn chính là ếch, nhái, chuột... Rắn ráo thường được bắt để ngâm rượu.

    Rắn ráo

    Rắn ráo

  3. Đậu mèo
    Một loại cây mọc hoang, thường được người dân miền núi trồng làm hàng rào. Đậu mèo hình dây leo thân tròn, lá chét dạng màng, hình xoan. Chùm hoa màu đỏ, tím thõng xuống. Quả đậu dẹt, cong hình chữ S, phủ lông trắng, đụng vào bị ngứa. Hạt hình trứng, dài khoảng 1,5cm. Đậu mèo mọc hoang có nhiều độc tố nên chỉ dùng làm thức ăn cho gia súc sau khi đã luộc kĩ.

    Quả đậu mèo

    Quả đậu mèo

  4. Lục Vân Tiên
    Tên nhân vật chính, đồng thời là tên tác phẩm truyện thơ Nôm nổi tiếng của Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888), được sáng tác theo thể lục bát vào đầu những năm 50 của thế kỷ 19, đề cao đạo lý làm người. Lục Vân Tiên là một chàng trai khôi ngô tuấn tú, tài kiêm văn võ, cùng với Kiều Nguyệt Nga, một người con gái chung thủy, đức hạnh trải qua nhiều sóng gió nhưng cuối cùng cũng đạt được hạnh phúc.

    Đối với người dân Nam Bộ, truyện Lục Vân Tiên có sức ảnh hưởng rất lớn, được xem là hơn cả Truyện Kiều của Nguyễn Du.

  5. Chà Và
    Việt hóa từ âm chữ Java, chỉ đảo Java ở Indonesia. Nhưng do từ xưa, người Việt chưa phân biệt rõ về địa lý và nhân chủng của khu vực biển đảo phía nam nên dùng từ "người Chà Và" để gọi chung những người có nguồn gốc từ Ấn Độ, Malaysia, Indonesia di cư đến Việt Nam.
  6. Theo một số nguồn, câu này tương ứng với giai đoạn Nam tiến, xâm chiếm Chân Lạp (vương quốc của người Khmer xưa) của người Việt vào khoảng thế kỷ 17, 18. Đại Nam thực lục (Tiền biên) có ghi lại rằng vào thế kỷ 17, ở quanh vùng Biên Hòa và Mỹ Tho ngày nay: "[...] thuyền buôn của người Thanh và các nước Tây dương, Nhật Bản, Chà Và đi lại tấp nập."
  7. Bồ
    Đồ cỡ lớn đựng thóc lúa, thường đan bằng tre.

    Bồ và cối xay thóc

    Bồ và cối xay thóc

  8. Khai huê
    Trổ hoa.
  9. Trầu
    Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.

    Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.

    Lá trầu không

    Lá trầu không

    Một miếng trầu

    Một miếng trầu

    Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.

  10. Chữ đồng
    Từ cụm từ Hán Việt "đồng tâm đái," hoặc "dải đồng," chỉ sợi thắt lưng ngày xưa có hai dải lụa buộc lại với nhau. Văn chương cổ dùng từ "chữ đồng" hoặc "đạo đồng" để chỉ sự kết nguyền chung thủy của vợ chồng.

    Đã nguyền hai chữ đồng tâm
    Trăm năm thề chẳng ôm cầm thuyền ai

    (Truyện Kiều)

  11. Ngụ cư
    (Người) từ nơi khác đến và sinh sống ở nơi không phải là quê hương của mình.
  12. Chánh chi
    Những chi họ định cư chính thức lâu đời tại một làng, một địa bàn nào đó, để phân biệt với dân ngụ cư là những người mới đến lập nghiệp.
  13. Răng chừ
    Bao giờ (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  14. Khôn
    Khó mà, không thể.
  15. Giáng hạ
    Giáng: Từ trên rớt xuống. Hạ: Dưới. Giáng hạ nghĩa là sét từ trên trời đánh xuống.
  16. Hồng
    Loại cây cho trái, khi chín có màu vàng cam hoặc đỏ. Tùy theo giống hồng mà quả có thể giòn hoặc mềm, ngọt hoặc còn vị chát khi chín.

    Quả hồng

    Quả hồng

  17. Con so
    Con đầu lòng.
  18. Chửa con so, làm cho láng giềng
    Quan niệm cho rằng khi mang thai đứa con đầu lòng thì người phụ nữ nên lao động nhiều để sau này dễ sinh.
  19. Trường linh
    Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Trường linh, hãy đóng góp cho chúng tôi.