Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Rày
    Nay, bây giờ (phương ngữ).
  2. Nhịp cầu
    Khoảng cách giữa hai trụ cầu và mố cầu liền nhau.
  3. Phủ
    Tên gọi một đơn vị hành chính thời xưa, cao hơn cấp huyện nhưng nhỏ hơn cấp tỉnh. Đứng đầu phủ gọi là quan phủ, cũng gọi tắt là phủ.
  4. Phú quý
    Giàu có và sang trọng (từ Hán Việt).
  5. Vinh hoa
    Vẻ vang, được hưởng sung sướng về vật chất (từ Hán Việt).
  6. Thuyền quyên
    Gốc từ chữ thiền quyên. Theo từ điển Thiều Chửu: Thiền quyên 嬋娟  tả cái dáng xinh đẹp đáng yêu, cho nên mới gọi con gái là thiền quyên.

    Trai anh hùng, gái thuyền quyên
    Phỉ nguyền sánh phượng, đẹp duyên cưỡi rồng

    (Truyện Kiều)

  7. Má hồng
    Từ chữ hồng nhan (cũng nói là hường nhan ở Nam Bộ), từ dùng trong văn thơ cổ chỉ người con gái đẹp.

    Phận hồng nhan có mong manh
    Nửa chừng xuân thoắt gãy cành thiên hương

    (Truyện Kiều)

  8. Gàu sòng
    Thứ gàu có cán dài, treo vào một cái gạc ba chân, một người tát.

    Tát gàu sòng

    Tát gàu sòng

  9. Gàu giai
    Có nơi gọi là gàu dây, dụng cụ nhà nông dùng để tát nước cho lúa hoặc tát ao, tát đầm khi bắt cá. Gàu giai được đan bằng tre, nứa hoặc mây. Khi tát nước, hai người đứng hai bên, mỗi người nắm một đầu thừng để cùng tát.

    Tát nước bằng gàu giai

    Tát nước bằng gàu giai

  10. Trống bỏi
    Trống bằng giấy cho trẻ con chơi, hai bên có hai sợi dây, đầu buộc một hạt nặng, đập vào mặt giấy thành tiếng khi xoay nhanh.

    Trống bỏi

    Trống bỏi

  11. Tày
    Bằng (từ cổ).
  12. Đắc nghĩa
    Trọn nghĩa.
  13. Họ mạc
    Bà con họ hàng.
  14. Rắn mối
    Tên một loài bò sát có hình dáng giống thằn lằn nhưng to hơn nhiều. Theo kinh nghiện dân gian, thịt rắn mối có thể trị bệnh hen suyễn, chữa suy dinh dưỡng, ngoài ra còn có tác dụng tốt với bệnh đau nhức xương khớp, giật kinh phong... Ở một số vùng, người dân còn bắt rắn mối làm thức ăn.

    Rắn mối

    Rắn mối

  15. Ve
    Ve vãn, tán tỉnh.
  16. Chuột chù
    Một giống chuột ăn thịt, thức ăn chủ yếu là côn trùng, chim non, ếch, chuột nhắt... Chuột chù có mùi rất hôi.

    Chuột chù

    Chuột chù

  17. Nhài
    Còn gọi là lài, loại cây nhỏ có hoa màu trắng rất thơm. Nhân dân ta thường dùng hoa lài để ướp trà.

    Bông hoa nhài

    Bông hoa lài (nhài)

  18. Áo ngũ thân
    Một kiểu áo truyền thống của phụ nữ miền Bắc. Áo ngũ thân (năm thân, năm tà) cũng giống như áo tứ thân, nhưng kín thân trước vì hai vạt trước được may liền thành một vạt lớn, như vạt sau. Vạt nằm phía bên trái gọi là vạt cả, rộng gấp đôi vạt để bên trong phía bên phải, gọi là vạt con. Hai vạt nối nhau nhờ bâu (cổ) áo, cao cỡ 2 - 3cm, cài kín lại bằng năm cái khuy. Khi mặc, các cô thường chỉ gài bốn khuy, để hở khuy cổ, khoe cái cổ cao "ba ngấn" của mình. Thường thì con nhà giàu, nhà quyền quý mặc áo ngũ thân để phân biệt với tầng lớp nghèo hơn mặc áo tứ thân.

    Áo ngũ thân

    Áo ngũ thân

  19. Cựu
    Cũ, xưa (từ Hán Việt).
  20. Đìa
    Ao được đào sâu có bờ chắn giữ nước để nuôi cá.

    Bắt cá trong đìa

    Bắt cá trong đìa

  21. Dìa
    Về (cách phát âm của một số vùng Trung và Nam Bộ).
  22. Trách
    Một loại nồi đất, hơi túm miệng, đáy bầu, hông phình.
  23. Mặt nạc đóm dày
    Mặt nạc là mặt có phần thịt hai má, trán, cằm nhô ra quá nhiều. Đóm dày là đóm (củi) chẻ dày bản, khó cháy. Cả câu chỉ người ngu độn.
  24. Mặt mo
    Mặt dày như cái mo, thường có nghĩa chê bai.
  25. Người dùng roi, voi dùng búa
    Dạy người thì phải dùng roi, dạy voi thì phải dùng búa (cây đòng). Tùy đối tượng mà có cách dạy bảo, giáo dục khác nhau.
  26. Ngự Bình
    Tên một hòn núi đất cao 103 m, còn gọi tắt là Núi Ngự, trước có tên là Hòn Mô hay Núi Bằng (Bằng Sơn), đến thời vua Gia Long thì đổi thành Ngự Bình. Núi ở bờ phải sông Hương (giữa Cồn HếnCồn Giã Viên), cách trung tâm thành phố Huế 4 km về phía Nam, hai bên có hai ngọn núi nhỏ chầu vào gọi là Tả Bật Sơn và Hữu Bật Sơn. Núi Ngự và sông Hương là hai biểu tượng của Huế, vì vậy Huế còn được gọi là vùng đất sông Hương - núi Ngự.

    Sông Hương - núi Ngự

    Sông Hương - núi Ngự

  27. Mặt trước núi Ngự trông rất cân, nhưng ở phía sau thì hình dáng lệch, không đều.
  28. Sông An Cựu
    Con sông nhỏ, dài khoảng 30 km, là chi lưu của sông Hương chảy qua phía Nam thành phố Huế. Đây là một con sông đào, được đào vào năm Gia Long thứ 13 (khoảng 1815) để góp phần thau chua rửa mặn cho cánh đồng Hương Thủy, vì vậy mới có tên khác là Lợi Nông. Ngoài ra, sông An Cựu còn có các tên khác là Phủ Cam hay Thanh Thủy.

    Sông An Cựu

    Sông An Cựu

  29. Hiện tượng sông An Cựu nắng đục, mưa trong được lý giải chủ yếu như sau: do sông nông nên vào mùa hè, nước thấp, phù sa ở đáy sông vẩn lên làm sông có màu đục. Đến mùa mưa, nước dâng cao, dòng chảy mạnh, nước sông mới trong xanh. Hiện tượng bất thường này còn được lý giải bằng truyền thuyết: khi vua Gia Long thuận theo ý nguyện nhân dân cho đào sông An Cựu, đã đào trúng hang một con thuồng luồng khổng lồ vốn ẩn mình nhiều năm dưới sông Hương. Mùa hè trời nóng nực, thuồng luồng trở mình dữ tợn làm khuấy đục phù sa sông. Đến mùa mưa, trời dịu mát, thuồng luồng nằm yên, nước sông không bị khuấy động, trở nên trong vắt.
  30. Phòng loan
    Phòng của đôi vợ chồng, nhất là vợ chồng mới cưới. Cũng có thể hiểu là phòng của người phụ nữ. Xem thêm chú thích Loan.

    Người vào chung gối loan phòng
    Nàng ra tựa bóng đèn chong canh dài

    (Truyện Kiều)

  31. Đặng
    Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
  32. Phụng loan
    Đôi vợ chồng hoặc tình cảm vợ chồng. Xem thêm chú thích phượngloan.
  33. Quân tử
    Hình mẫu con người lí tưởng theo Nho giáo. Quân tử là người ngay thẳng, đứng đắn, công khai theo lẽ phải, trung thực và cẩn trọng.
  34. Tiểu nhân
    Một khái niệm của Nho giáo, chỉ những người hèn hạ, thiếu nhân cách, không có những phẩm chất cao thượng và lí tưởng lớn. Trái nghĩa với tiểu nhân là quân tử.
  35. Xà tích
    Đồ trang sức của phụ nữ Việt Nam xưa, thường giắt thõng ở cạnh bao lưng, gồm dây mắt xích nhỏ bằng bạc đeo ống bạc, dao con (để bổ cau, têm trầu), có khi thêm cả chùm chìa khoá.

    Xà tích làm bằng bạc được dùng trong cung đình thời Nguyễn.

    Xà tích làm bằng bạc được dùng trong cung đình thời Nguyễn.

  36. Giậm
    Đồ đan bằng tre, miệng rộng hình bán cầu, có cán cầm, dùng để đánh bắt tôm cá. Việc đánh bắt tôm cá bằng giậm gọi là đánh giậm.

    Đánh giậm

    Đánh giậm

  37. Thiên hạ
    Toàn bộ mọi vật, mọi người. Đây là một khái niệm có gốc từ Trung Quốc (thiên 天 (trời) hạ 下 (ở dưới), nghĩa đen là "dưới gầm trời").

    "Nào ta biết đâu một người như thầy quản đây mà lại có những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa, ta phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ." (Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân)

  38. Rựa quéo
    Thứ rựa nhỏ, cán dài, lưỡi cong, mũi nhọn.
  39. Núi Quẹo
    Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Núi Quẹo, hãy đóng góp cho chúng tôi.
  40. Quèo
    Khều, móc (phương ngữ Trung Bộ).
  41. Nhum
    Cũng gọi là cầu gai, một loại động vật thân mềm, có gai vỏ dài, sống ở những gành đá ven bờ biển nước ấm, lẫn trong rong rêu. Thịt nhum có thể ăn tươi, kho ăn với cơm, trộn trứng chưng cách thủy, nhưng ngon nhất là làm mắm. Mắm nhum sền sệt, mầu đỏ đục, thơm lựng, từng là đặc sản tiến vua xưa của người dân Quảng Ngãi.

    Con nhum

    Con nhum