Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Cuốc
    Còn gọi là chim quốc, con nghịt, một loại chim nhỏ thường gặp ngoài đồng ruộng, có tiếng kêu "cuốc, cuốc." Tương truyền chim cuốc (cũng gọi là chim đỗ quyên, xin xem chi tiết ở chú thích Đỗ quyên) là do vua Thục Đế mất nước khóc đến chảy máu mắt, chết đi hóa thành.

    Chim cuốc

    Chim cuốc

  2. Có bản chép: "có người nào nghe"
  3. Thằng chết cãi thằng khiêng
    Câu thành ngữ này có nguồn gốc khá lí thú. Ở kinh thành Thăng Long xưa, cứ ngày giáp tết, bọn lưu manh lại bày kế để kiếm tiền. Một thằng giả chết nằm lên cáng để đồng bọn khiêng đến phố đông đúc, đặt trước cửa hiệu buôn. Chủ hiệu muốn chúng khiêng đi cho nhanh để khách vào mua hàng thì phải cho tiền. Qua vài phố, chúng được món tiền lớn. Lúc này chúng lại cãi nhau vì thằng giả chết cho rằng mình có công nhiều hơn bọn khiêng cáng.

    Thành ngữ này hiện còn lưu hành nhưng mang ý nghĩa khác: người kém lại cãi người giỏi hơn mình, tương tự như thành ngữ "trứng khôn hơn vịt."

  4. Kèn lá
    Một loại nhạc cụ đơn giản của một số dân tộc miền núi, chỉ gồm một chiếc lá cây được cắt phần cuống, gấp đôi theo sống lá. Thường người ta chọn những lá có bề mặt rộng, bóng nhẵn, không có răng cưa.

    Thổi kèn lá

    Thổi kèn lá

  5. Giả đò
    Giả vờ (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  6. Bứa
    Một loài cây có cành đâm ngang, lá có chất chua nên thường được dùng làm rau gia vị hoặc nấu canh chua, quả ăn được.

    Quả bứa

    Quả bứa

  7. Chà
    Cành cây có nhiều nhánh nhỏ, thường dùng để rào hoặc thả dưới nước cho cá đến ở. Miền Trung có chỗ gọi là (cành nè, cây nè).

    Dỡ chà

    Dỡ chà

  8. Câu ca dao lưu truyền ở Bến Tre. Tỉnh gồm 3 dải đất cù lao hợp thành, kênh, rạch dày đặc nên người dân ở đây phải làm rất nhiều cầu khỉ.
  9. Bậu
    Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
  10. Bạn ngọc
    Bạn quý như ngọc, thường chỉ người thương hay bạn thân.
  11. Nguyệt Lão
    Đời nhà Đường, có một người tên là Vi Cố đi kén vợ, gặp một ông cụ ngồi dựa túi xem sách dưới bóng trăng. Anh ta hỏi, thì ông cụ bảo sách ấy chép tên những người lấy nhau và túi ấy đựng những sợi chỉ hồng (xích thằng) để buộc chân hai người phải lấy nhau, không sao gỡ ra được nữa. Anh ta hỏi phải lấy ai, thì ông cụ chỉ một đứa bé lên ba tuổi ở trong tay một người đàn bà chột mắt đem rau ra bán ở chợ mà bảo đó là vợ Vi Cố. Vi Cố giận, sai người đâm con bé ấy, nhưng nó chỉ bị thương. Mười bốn năm sau, quả nhiên Vi Cố lấy người con gái ấy. Chữ "nguyệt lão" chúng ta thường dịch nôm na là "trăng già." Hai chữ "Ông Tơ" và "Bà Nguyệt" cũng bởi tích ấy mà ra, dùng chỉ vị thần lo chuyện kết nhân duyên. Mối nhân duyên cũng do thế mà thường được gọi là "mối tơ." Xem thêm: Hình tượng Ông Tơ Bà Nguyệt trong văn hóa dân gian.

    Ông Tơ Nguyệt

    Ông Tơ Nguyệt

  12. Lậu
    Để lộ (phương ngữ Nam Bộ, nguyên là âm Hán Việt của chữ lậu 漏).
  13. Đặng
    Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
  14. Quế
    Một loại cây rừng, lá và vỏ có tinh dầu thơm. Vỏ quế ăn có vị cay, là một vị thuốc quý (Quế chi) trong các bài thuốc Đông y. Trong văn học cổ, cây quế thường tượng trưng cho sự thanh cao, đẹp đẽ.

    Thu hoạch quế

    Thu hoạch và phơi quế

  15. Một loài chim ăn thịt, thường kiếm mồi vào ban đêm, có mắt lớn ở phía trước đầu. Người xưa xem cú là loài vật xấu xa, tượng trưng cho những người hoặc việc xấu, việc xui xẻo.

    Cú mèo

    Cú mèo

  16. Tháng ba và tháng bảy, tháng tám là hai thời kì giáp hạt trong năm.