Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Xáng
    Máy dùng để đào kênh và nạo vét bùn. Con kênh do xáng đào mà có gọi là kênh xáng.

    Máy xáng cạp nạo vét bùn

    Máy xáng cạp nạo vét bùn

  2. Nhất dương chỉ
    Một chiêu thức võ thuật xuất hiện trong các tác phẩm của Kim Dung, dồn nội lực vào một ngón tay (chỉ) để bắn ra.
  3. Nhị Thiên Đường
    Một nhãn hiệu dầu gió rất phổ biến ở miền Nam trước đây.

    Dầu gió Nhị Thiên Đường

    Dầu gió Nhị Thiên Đường

  4. Na Tra
    Một vị thần trong thần thoại dân gian Trung Hoa, được nhắc đến nhiều trong các tác phẩm văn học cổ Trung Quốc như Tây du kýPhong thần diễn nghĩa. Ông là con út của Thác Tháp Thiên Vương Lý Tịnh, em của Kim Tra và Mộc Tra (nên cũng gọi là Tam thái tử). Na Tra được miêu tả là một vị thiên tướng khôi ngô, tuấn tú, mặt đẹp như ngọc, mắt sáng, môi đỏ, bản tính nóng nảy, thẳng thắn, tay cầm thương, tay cầm vòng càn khôn, chân đi bánh xe Phong Hỏa.

    Na Tra đại chiến Mỹ Hầu Vương

    Na Tra đại chiến Mỹ Hầu Vương

  5. Có nơi hát: Tam Quốc Chí.
  6. Tứ đổ tường
    Bốn món ăn chơi được xem là tệ nạn trong xã hội cũ, gồm yên (thuốc phiện), đổ (cờ bạc), tửu (rượu chè), sắc (trai gái, đĩ bợm).
  7. Ngũ vị hương
    Một loại gia vị hay dùng trong ẩm thực của Trung Hoa (nhất là Quảng Đông) và Việt Nam, gồm có năm vị: mặn, ngọt, chua, cay, đắng. Ngũ vị hương đóng gói sẵn ở nước ta thường có: đại hồi, đinh hương, nhục quế, ngọc khấu, hồ tiêu, trần bì, hạt ngò, thảo quả, và hạt điều để tạo màu đỏ.

    Các nguyên liệu ngũ vị hương

    Các nguyên liệu ngũ vị hương

    Bột ngũ vị hương

    Bột ngũ vị hương

  8. Các chữ đầu trong bài đồng dao này lần lượt là các số từ 1 đến 6 theo âm Hán Việt (nhất, nhị, tam, tứ, ngũ, lục). Mỗi câu từ 1 đến 5 là một vật hoặc việc quen thuộc trước đây, riêng câu 6 (Lục cơm nguội) là câu nói vui để trêu chọc học trò.
  9. Má hồng
    Từ chữ hồng nhan (cũng nói là hường nhan ở Nam Bộ), từ dùng trong văn thơ cổ chỉ người con gái đẹp.

    Phận hồng nhan có mong manh
    Nửa chừng xuân thoắt gãy cành thiên hương

    (Truyện Kiều)

  10. Đơn sai
    Thiếu trung thực (từ cũ).

    Cửa hàng buôn bán châu Thai
    Thực thà có một, đơn sai chẳng hề

    (Truyện Kiều)

  11. Mã nhật, Tượng điền, Xa liên, Pháo cách
    Trong cờ tướng, quân Mã ăn (lấy) quân theo hình chữ nhật 日, quân Tượng theo hình chữ điền 田, quân Xe (xa) theo đường thẳng, quân Pháo theo lối cách quân (phải có một quân giữa Pháo và quân bị ăn).
  12. Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Chín Gối.
  13. Gấm
    Một loại vải dệt từ tơ tằm có nền dày, bóng. Nền gấm thường có hoa văn hay chữ Hán với màu sắc sặc sỡ bằng kim tuyến, ngân tuyến được dệt như thêu. Một tấm gấm thường có nhiều màu, phổ biến là năm màu hay bảy màu, gọi là gấm ngũ thể hay thất thể. Do sợi ngang (tạo hoa nổi lên trên) và sợi dọc (tạo nền chìm ở dưới) đều được nhuộm màu nên khi dưới những góc nhìn khác nhau, gấm sẽ có nhiều màu sắc khác nhau. Gấm có vẻ đẹp lộng lẫy, rực rỡ nên ngày xưa chỉ dành may y phục của vua chúa và quan lại, thường dân không được dùng.

    Gấm

    Gấm

  14. Nậu
    Nghĩa gốc là một nhóm nhỏ cùng làm một nghề (nên có từ "đầu nậu" nghĩa là người đứng đầu). 

Ví dụ: “Nậu nguồn” chỉ nhóm người khai thác rừng, “Nậu nại” chỉ nhóm người làm muối, “Nậu rổi” chỉ nhóm người bán cá, “Nậu rớ” chỉ nhóm người đánh cá bằng rớ vùng nước lợ, “Nậu cấy” chỉ nhóm người đi cấy mướn, “Nậu vựa” chỉ nhóm người làm mắm... Từ chữ “Nậu” ban đầu, phương ngữ Phú Yên-Bình Định tỉnh lược đại từ danh xưng ngôi thứ ba (cả số ít và số nhiều) bằng cách thay từ gốc thanh hỏi. Ví dụ: Ông ấy, bà ấy được thay bằng: “ổng,” “bả.” Anh ấy, chị ấy được thay bằng: “ảnh,” “chỉ.” 

Và thế là “Nậu” được thay bằng “Nẩu” hoặc "Nẫu" do đặc điểm không phân biệt dấu hỏi/ngã khi phát âm của người miền Trung. 

Người dân ở những vùng này cũng gọi quê mình là "Xứ Nẫu."
  15. Con bóng
    Một cách gọi dân gian của mặt trời và thời khắc trong ngày.
  16. Đây là câu ca dao của diêm dân vùng Diêm Điền, phía đông huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi, có ý tự trào, cười mình giữa trưa đứng bóng phải ra đồng làm muối.
  17. Nhất nhật bất kiến như tam thu hề
    Trích từ bài Thái Cát thuộc Kinh Thi. Câu đầy đủ là:

    Bỉ thái tiêu hề,
    Nhất nhật bất kiến
    Như tam thu hề.

    Nghĩa là: Người đi cắt cỏ tiêu, một ngày không thấy nhau, tựa như ba thu (chín tháng) chưa gặp.

  18. Huống chi ba mùa thu đã trôi qua mà không hề gặp mặt (nghĩa Hán Việt).
  19. Cầu thượng gia
    Tên đầy đủ là "thượng gia hạ kiều," một cấu trúc cầu có phía trên là nhà, phía dưới là cầu, thường gặp nhất ở các tỉnh Bắc Bộ. Cầu thường là nơi nối liền đôi bờ giữa khung cảnh có cây cao, bóng cả, lòng sông vừa phải, thuận tiện thi công vòm trụ, mái cầu giúp người bộ hành khi vào cầu có thể trú mưa, tránh nắng, an toàn như mái nhà của mình. Trạng nguyên Phùng Khắc Khoan được cho là người tạo nên kiến trúc cầu này.

    Cầu thượng gia

    Cầu thượng gia

  20. Nguyệt Lão
    Đời nhà Đường, có một người tên là Vi Cố đi kén vợ, gặp một ông cụ ngồi dựa túi xem sách dưới bóng trăng. Anh ta hỏi, thì ông cụ bảo sách ấy chép tên những người lấy nhau và túi ấy đựng những sợi chỉ hồng (xích thằng) để buộc chân hai người phải lấy nhau, không sao gỡ ra được nữa. Anh ta hỏi phải lấy ai, thì ông cụ chỉ một đứa bé lên ba tuổi ở trong tay một người đàn bà chột mắt đem rau ra bán ở chợ mà bảo đó là vợ Vi Cố. Vi Cố giận, sai người đâm con bé ấy, nhưng nó chỉ bị thương. Mười bốn năm sau, quả nhiên Vi Cố lấy người con gái ấy. Chữ "nguyệt lão" chúng ta thường dịch nôm na là "trăng già." Hai chữ "Ông Tơ" và "Bà Nguyệt" cũng bởi tích ấy mà ra, dùng chỉ vị thần lo chuyện kết nhân duyên. Mối nhân duyên cũng do thế mà thường được gọi là "mối tơ." Xem thêm: Hình tượng Ông Tơ Bà Nguyệt trong văn hóa dân gian.

    Ông Tơ Nguyệt

    Ông Tơ Nguyệt

  21. Giá thú bất luận tài
    Cưới xin không cần bàn đến tiền bạc (thành ngữ Hán Việt).
  22. Trời tang
    Trời u ám.
  23. Ba chớp ba nháng
    (Hành động khi) Không thấy rõ, không rõ sự tình.
  24. Chựa
    Chữa (cách phát âm của người Huế).
  25. Tợ
    Tựa như, giống như (phương ngữ Nam Bộ).
  26. Ý nói lòng dạ trong sáng, ngây thơ.
  27. Châu chấu
    Loại côn trùng nhỏ, chuyên ăn lá, có cánh màng, hai chân sau rất khỏe dùng để búng.

    Châu chấu

    Châu chấu

  28. Có bản chép: thì phải.