Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Vĩnh Long
    Một tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long. Vùng đất này được thành lập năm 1732 với tên là châu Định Viễn (thuộc dinh Long Hồ), sau lần lượt có các tên Vĩnh Trấn, Vĩnh Thanh, Vĩnh Long, Vĩnh Trà, Cửu Long, trước khi trở lại tên Vĩnh Long vào năm 1992. vào cuối thế kỉ 18, đây chiến trường diễn ra nhiều cuộc giao chiến ác liệt giữa nghĩa quân Tây Sơn với quân Nguyễn Ánh. Chiến thắng Rạch Gầm-Xoài Mút oanh liệt đánh tan năm vạn quân Xiêm cũng diễn ra tại đây.

    Cầu Mỹ Thuận bắc ngang sông Tiền ở tỉnh Vĩnh Long

    Cầu Mỹ Thuận bắc ngang sông Tiền ở tỉnh Vĩnh Long

  2. Bùi Hữu Nghĩa
    (1807 - 1872), trước có tên là Bùi Quang Nghĩa, hiệu Nghi Chi; từng làm quan nhà Nguyễn, đồng thời là nhà thơ và là nhà soạn tuồng của Việt Nam.

    Ông sinh ra trong một gia đình làm nghề chài lưới, nghèo nhưng ham học. Năm 1835, ông đỗ Giải nguyên (thủ khoa) kỳ thi Hương nên còn được gọi là Thủ khoa Nghĩa. Là người liêm chính nên Bùi Hữu Nghĩa không được lòng quan trên, và vì vậy đường công danh gặp nhiều bất trắc. Ông là người có tài về thơ nhưng lại nổi danh về tuồng hát bội. Khắp miền Nam kỳ lục tỉnh vào khoảng giữa cuối thế kỷ 19 không ai không biết đến tài năng của ông. Các bản tuồng nổi tiếng của ông: Tây du, Mậu tòng, Kim Thạch kỳ duyên.

  3. Phan Thanh Giản
    (1796 - 1867) Danh sĩ và đại thần triều Nguyễn, học rộng, thanh liêm, nhưng do dự và nhu nhược trong cơn quốc biến. Ông là người đại diện cho triều đình Tự ĐứcHòa ước Nhâm Tuất, theo đó ba tỉnh Biên Hòa, Gia Định và Định Tường được nhượng cho Pháp. Nhân dân thời ấy có câu "Phan Lâm mãi quốc, triều đình khí dân" (Phan Thanh Giản và Lâm Duy Hiệp bán nước, triều đình coi rẻ nhân dân). Vào cuối đời, ông làm quan tại Vĩnh Long. Ngày 4/8/1867, sau 17 ngày tuyệt thực, Phan Thanh Giản uống thuốc độc tự vẫn.

    Đền thờ Phan Thanh Giản hiện ở ấp Thạnh Nghĩa, xã Bảo Thạnh, huyện Ba Tri, Bến Tre. Và từ rất lâu, nhân dân ở vùng núi Ba Thê, thuộc huyện Thoại Sơn tỉnh An Giang vẫn coi ông là một vị thần Thành Hoàng. Ngoài ra ông còn được thờ tại Văn Thánh Miếu Vĩnh Long.

    Phan Thanh Giản

    Phan Thanh Giản

  4. Trộ
    Nước (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  5. Cá rô
    Loại cá rất thường gặp trên các đồng ruộng ở nước ta. Nhân dân ta thường tát đồng để bắt cá rô. Cá rô đồng có thịt béo, thơm, dai, ngon, dù hơi nhiều xương, và được chế biến thành nhiều món ngon như kho, nấu canh, làm bún...

    Lưu ý: Có một giống cá khác gọi là cá rô phi, thường được nuôi ở ao, nhưng khi nhắc đến cá rô thì người ta nghĩ ngay đến cá rô đồng.

    Cá rô đồng kho tộ

    Cá rô đồng kho tộ

  6. Cá trê
    Tên một họ cá da trơn nước ngọt phổ biến ở nước ta. Cá trê có hai râu dài, sống trong bùn, rất phàm ăn. Nhân dân ta thường đánh bắt cá trê để làm các món kho, chiên hoặc gỏi.

    Cá trê

    Cá trê

  7. Đìa
    Ao được đào sâu có bờ chắn giữ nước để nuôi cá.

    Bắt cá trong đìa

    Bắt cá trong đìa

  8. Cá lóc
    Còn có các tên khác là cá tràu, cá quả tùy theo vùng miền. Đây là một loại cá nước ngọt, sống ở đồng và thường được nuôi ở ao để lấy giống hoặc lấy thịt. Thịt cá lóc được chế biến thành nhiều món ăn ngon. Ở miền Trung, cá tràu và được coi là biểu tượng của sự lanh lợi, khỏe mạnh, vì thế một số nơi có tục ăn cá tràu đầu năm.

    Cá lóc

    Cá lóc

  9. Bởi chưng
    Bởi vì (từ cổ).
  10. Đặng phe của mất phe con
    Được này mất kia, mọi sự khó được vuông tròn.
  11. Miệt Thứ
    Vùng đất ở đồng bằng sông Cửu Long bao gồm huyện Vĩnh Thuận, An Minh, An Biên, U Minh Thượng ở tỉnh Kiên Giang và huyện U Minh ở tỉnh Cà Mau. Dựa vào tư liệu trong Gia Định Thành Thông Chí và Đại Nam Nhất Thống Chí,  nhà nghiên cứu Sơn Nam giải thích "miệt" nghĩa là miền theo phương ngữ Nam Bộ, còn "Thứ" có nghĩa là số thứ tự của mười con rạch tiêu biểu chảy song song từ vùng đất trũng giữa đồng bằng ra biển: rạch Thứ Nhứt (Nhất), rạch Thứ Hai, ... Tuy nhiên, một số ý kiến khác lại cho rằng tên gọi miệt thứ là để tưởng nhớ người vợ thứ tên Miệt của ông Thoại Ngọc Hầu Nguyễn Văn Thoại, người đã có công đào kênh Vĩnh Tế. So với các vùng đất khác ở đồng bằng sông Cửu Long như miệt vườn, miệt thứ là nơi được khai phá sau cùng, nước lợ, đất trồng không tốt và bị nhiễm mặn nên năng suất lúa không cao, khó trồng cây ăn trái. Bù lại, những sản vật từ rừng như mật ong, trăn, rắn, chim và thủy sản lại rất phong phú dồi dào.

    Miệt Thứ Kiên Giang

    Miệt Thứ Kiên Giang

  12. Cà Mau
    Tỉnh ven biển ở cực Nam nước ta, nằm trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Cà Mau là một vùng đất trẻ, mới được khai phá khoảng trên 300 năm. Tên gọi Cà Mau có gốc từ tiếng Khmer “Tưk Kha-mau” có nghĩa là nước đen - màu nước đặc trưng ở đây là màu đen do lá tràm của thảm rừng tràm U Minh rụng xuống. Cà Mau là xứ đầm lầy ngập nước, có nhiều bụi lác mọc tự nhiên và hoang dã, hệ thống sông ngòi chằng chịt, và có nguồn dự trữ sinh thái phong phú.

    Phong cảnh Cà Mau

    Phong cảnh Cà Mau

  13. Thời
    Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."
  14. Đặng
    Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
  15. Dâu tằm
    Loại cây thường được trồng hai bên bờ sông, chủ yếu để lấy lá cho tằm ăn. Lá và rễ dâu cũng là vị thuốc đông y. Quả dâu tằm chín cũng có thể dùng để ăn hoặc ngâm rượu, gọi là rượu dâu tằm. Ở nước ta, dâu có nhiều giống: dâu bầu, dâu da, dâu cỏ, dâu tam bội...

    Lá và quả dâu tằm

    Lá và quả dâu tằm

  16. Tằm
    Còn gọi là tằm tơ, ấu trùng của loài bướm tằm. Tằm ăn lá dâu tằm và nhả tơ thành kén. Tằm đã sẵn sàng nhả tơ được gọi là tằm chín, có màu vàng óng hoặc đỏ nâu bóng, trong suốt. Tơ tằm dùng để dệt lụa và có giá trị kinh tế cao.

    Tằm đang ăn lá dâu

    Tằm đang ăn lá dâu

    Kén tằm

    Kén tằm

  17. Giang sơn
    Cũng gọi là giang san, nghĩa đen là sông núi, nghĩa rộng là đất nước. Từ này đôi khi cũng được hiểu là cơ nghiệp.
  18. Ý chỉ loại mâm đan từ cây giang gắn sơn.
  19. Thiên Lôi
    Vị thần có nhiệm vụ làm ra sấm sét theo tưởng tượng của người xưa. Thiên Lôi thường được khắc họa là một vị thần tính tình nóng nảy, mặt mũi đen đúa dữ tợn, tay cầm lưỡi búa (gọi là lưỡi tầm sét). Trong văn hóa Việt Nam, Thiên Lôi còn được gọi là ông Sấm, thần Sấm, hoặc thần Sét.
  20. Điều
    Một loại cây nhỏ cho quả có nhiều lông, màu đỏ, trong có nhiều hạt nhỏ. Từ hạt điều chiết xuất được một chất màu vàng đỏ (gọi là màu điều), được dùng để nhuộm vải. Vải được nhuộm điều thường gọi là vải điều.

    Quả và hạt điều

    Quả và hạt điều

  21. Canh cửi
    Sợi chỉ dọc (canh hoặc kinh) trên Khung cửi">khung dệt (cửi). Chỉ công việc dệt vải, dệt lụa.

    Dệt cưởi

    Dệt cửi

  22. Làng Quả Linh (tức làng Cảo Linh, còn có tên Nôm là làng Gạo) thuộc xã Thành Lợi, huyện Vụ Bản, Nam Định xưa kia chia thành bốn giáp là giáp Đông, giáp Cầu, giáp Chải, giáp Cuối. Giáp là một loại đơn vị hành chính, cũng là một đơn vị tổ chức xã hội có ở miền Bắc nước ta từ khoảng thế kỉ thứ 10, tương đương một thôn hay một phường bây giờ.
  23. Cu gáy
    Một loài chim bồ câu, lông xám, bụng và đầu có phớt hồng, lưng và quanh cổ có chấm đen như hạt cườm.

    Chim cu gáy

  24. Ỉa (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  25. Cầm
    Giao tài sản cho người khác làm tin để vay tiền.
  26. Nhà dây thép
    Bưu điện. Gửi điện tín được gọi là "đánh dây thép." Từ này xuất hiện từ thời Pháp thuộc, hiện nay ít được dùng.
  27. Lục bình
    Một loại bèo có thân mọc cao khoảng 30 cm, lá hình tròn, màu xanh lục, láng và nhẵn mặt. Lá cuốn vào nhau như những cánh hoa. Cuống lá nở phình ra như bong bóng xốp ruột giúp cây bèo nổi trên mặt nước. Lục bình sinh sản rất nhanh nên có mặt rất nhiều ở các ao hồ, kên rạch. Nhân dân ta thường vớt bèo cho lợn ăn, những năm gần đây xơ lục bình phơi khô có thể chế biến để dùng bện thành dây, thành thừng rồi dệt thành chiếu, hàng thủ công, hay bàn ghế. Ngó lục bình cũng được chế biến thành thức ăn, ngon không kém ngó sen.

    Lục bình

    Lục bình