Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Dùi đục
    Còn gọi là đục, dụng cụ gồm một thanh thép có chuôi cầm, đầu có lưỡi sắc, dùng để tạo những chỗ lõm hoặc những lỗ trên các vật rắn như gỗ, đá, kim loại.

    Sử dụng dùi đục

    Sử dụng dùi đục

  2. Nhà quăng dùi đục không mắc
    Nhà nghèo, trống trải, không có đồ đạc của nả gì.
  3. Cà cuống
    Loài bọ cánh nửa, sống ở nước, phần ngực con đực có hai túi chứa tinh dầu mùi thơm, vị cay, dùng làm gia vị.

    Con cà cuống

    Con cà cuống

  4. Răng
    Sao (phương ngữ Trung Bộ).
  5. Nhác
    Lười biếng.
  6. Gió Lào
    Loại gió khô và nóng xuất hiện ở nước ta từ đầu tháng tư đến giữa tháng chín. Vì hình thành từ vịnh Thái Lan, di chuyển theo hướng Tây Nam - Đông Bắc qua Campuchia và Lào, vượt Trường Sơn vào nước ta nên gió có tên là gió Lào, còn có các tên là gió nam hoặc gió phơn Tây Nam (foehn có nguồn gốc từ tiếng Đức föhn chỉ loại gió ấm ở vùng núi Alps). Gió thổi đập vào người nóng như cào da thịt nên cũng gọi là gió nam cào.
  7. Gió nồm
    Loại gió mát và ẩm ướt thổi từ phía đông nam tới, thường vào mùa hạ.
  8. Rắn trun
    Một loại rắn tương đối phổ biến ở nước ta, đặc biệt thường được tìm thấy ở đồng bằng sông Cửu Long. Rắn trun là loài rắn lành, không độc, thân mình có khoang trắng xen kẽ khoang đen, đào hang sống dưới đất hay sống dưới các tầng rơm, lá mục. Điểm đặc biệt nhất trên thân mình rắn trun là chiếc đuôi bẹt, ngắn và nhọn, khi gặp nguy hiểm thì cong dựng lên. Chính vì đặc điểm này mà một số người cho rằng rắn trun có hai đầu, hay là đuôi rắn trun chứa nọc độc có thể gây chết người.

    Rắn trun tìm thấy ở vườn quốc gia Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước

    Rắn trun tìm thấy ở vườn quốc gia Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước

  9. Rắn rằn ri
    Một loài rắn nước, có nhiều loại, phổ biến nhất là rằn ri cá, rằn ri voi, rằn ri cóc, rằn ri chệch... Rằn ri thường được chế biến thành các món ăn dân dã như rắn xào dừa, rắn nướng, cháo rắn...
  10. Trám
    Người Nam Bộ gọi là cà na từ cách phát âm của người Triều Châu, âm Hán Việt là cảm lãm, một loại cây thân gỗ thường đươc trồng để lấy gỗ và nhựa. Quả trám căng tròn màu xanh nhạt, dài hơn một lóng tay, vị chua chua hơi chát, dùng kho cá hoặc muối dưa.

    Trái cà na

    Trái trám

  11. Có bản chép: Nắng tháng tám nám má hồng.
  12. Bòng
    Một loại quả rất giống bưởi. Ở một số tỉnh miền Trung, người ta không phân biệt bưởi và bòng. Trong ca dao hay có sự chơi chữ giữa chữ "bòng" trong "đèo bòng" và quả bòng.
  13. Ngân Sơn
    Một địa danh nay thuộc thôn Ngân Sơn, thị trấn Chí Thạnh, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Ngày trước đây là phường lụa Ngân Sơn, có cách đây hơn 300 năm. Phường lụa có ba sản phẩm là gấm, lụa và lãnh. Cả ba sản phẩm đều dệt từ tơ tằm, chỉ khác nhau ở cách dệt và cách nhuộm. Lụa thường không nhuộm, có màu trắng như vỏ trứng gà dùng để may áo; lãnh được nhuộm đen để may quần. Gấm lụa của phường lụa Ngân Sơn rất đắt, chỉ có nhà khá giả mới mua nổi mà mặc, đồng thời từng là sản phẩm cống vua, dùng để may trang phục cho vua Bảo Đại và hoàng hậu.
  14. Mằng Lăng
    Địa danh nay là một thôn thuộc xã An Thạch, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Tại đây có nhà thờ Mằng Lăng, một trong những nhà thờ cổ nhất Việt Nam.

    Nhà thờ Mằng Lăng

    Nhà thờ Mằng Lăng

  15. Tam Giang
    Tên một con sông ngắn (chỉ độ 10km) chảy từ Hòn Kề ra biển ở Vũng Chào thuộc vịnh Xuân Đài, tỉnh Phú Yên.
  16. Có bản chép: Đó phụ đây.
  17. Có bản chép: biển.
  18. La
    Thấp, gần mặt đất.
  19. Người phụ nữ về già hình dáng không còn được như xưa: vú nhăn và chảy sệ, thả lệch, xếch về một phía; lưng thì cong và gù.
  20. Cơi
    Một loại cây có lá nhỏ dài, dùng để nhuộm vải thành màu vàng lục sẫm hoặc để đánh bả cá. Theo Văn học dân gian (NXB Văn Học, 1977): Loại cây này ở xã Hùng Nhĩ, dọc bờ suối và bờ sông Bứa thấy mọc rất nhiều.

    Lá cơi

    Lá cơi

  21. Nước nghĩa
    Tục lệ kết nghĩa giữa hai làng với nhau. Đây là phong tục từ xưa của hai dân tộc Việt-Mường tại làng Hùng Nhĩ, tỉnh Phú Thọ.
  22. Cắt đôi mối việc
    Cử một hay hai người thay mặt mình.
  23. Chân kiệu
    Người khiêng kiệu.