Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Thanh Khiết
    Tên một làng nay thuộc xã Tư Nguyên, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi.
  2. Sung Tích
    Tên một làng nay thuộc xã Sơn Hội, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi.
  3. Câu ca dao này có sự chơi chữ. Dân Thanh Khiết ngày xưa thường làm nghề trồng các loại rau cải và làm giá (mầm đậu). Dân Sung Tích xưa làm nghề trồng dâu nuôi tằm, lấy tơ dệt lụa. "Cải giá" vừa có nghĩa là cây cải, rau giá, vừa có nghĩa là "lấy chồng lần nữa." "Kén dâu" vừa có nghĩa là kén tằm, cây dâu tằm, vừa có nghĩa là kén chọn cô dâu.
  4. Áo tơi
    Áo khoác dùng để che mưa nắng. Áo được làm bằng lá cây (thường là lá cọ) hoặc rơm rạ, khâu chồng thành lớp gối lên nhau dày hàng đốt tay, như kiểu lợp ngói, đánh thành tấm, phía trên có dây rút để đeo vào cổ giữ áo cố định trên lưng.

    Người mặc áo tơi

    Người mặc áo tơi

  5. Già đời còn mang tơi chữa cháy
    Tơi làm bằng lá cây hoặc rơm rạ, rất dễ cháy. Mang tơi mà chữa cháy là việc làm vụng dại.
  6. Cai
    Từ gọi tắt của cai vệ, chức danh chỉ huy một tốp lính dưới thời thực dân Pháp.

    Lính lệ

    Lính lệ

  7. Có bản chép: Cô kia.
  8. Cửu phẩm
    Triều đình nhà Nguyễn thời vua Minh Mạng áp dụng chế độ quan lại nhà Thanh (Trung Quốc), chia lại toàn bộ triều đình thành chín phẩm (cửu phẩm). Theo đó, quan lại đứng đầu thuộc hàm Nhất phẩm, thấp nhất là Cửu phẩm.
  9. Trùm vạn
    Người đứng đầu một vạn.
  10. Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
  11. Trúc
    Trốc, đổ (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  12. Giả đò
    Giả vờ (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  13. Mồng đốc
    Âm vật, một cơ quan sinh dục nữ. Tục còn gọi là hột (hay hạt) le, cái thè le, hoặc hạt chay.
  14. Gá duyên
    Kết thành nghĩa vợ chồng.
  15. Khương Hạ
    Tên một làng nay thuộc quận Thanh Xuân, Hà Nội. Trước đây làng có nghề làm đồ chơi dân gian, nhưng hiện đã mai một.
  16. Đình Gừng
    Một ngôi đình nay thuộc Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội, thờ thần sông Tô Lịch và Lê Dương Vệ. Nơi đây từng được quân Quang Trung chứa vũ khí để đánh đuổi quân Thanh. Vào ngày 12 tháng 2 âm lịch hằng năm, dân làng tổ chức lễ hội, gọi là hội Đình Gừng, bao gồm lễ chạy mã, múa rồng, múa sư tử, cờ người, vật, hát chèo...
  17. Cống Ngâu chợ Chùa
    Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Cống Ngâu chợ Chùa, hãy đóng góp cho chúng tôi.
  18. Mống
    Cầu vồng (phương ngữ).
  19. Bồ
    Đồ cỡ lớn đựng thóc lúa, thường đan bằng tre.

    Bồ và cối xay thóc

    Bồ và cối xay thóc

  20. Bát Tràng
    Tên một ngôi làng nay thuộc xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội, nổi tiếng với truyền thống làm gốm sứ.

    Gốm sứ Bát Tràng

    Gốm sứ Bát Tràng

  21. Kiêu Kỵ
    Tên một làng xưa thuộc phủ Gia Lâm, Hà Nội, nay là một xã thuộc huyện Gia Lâm. Làng rất giàu có, dân chúng ngoài việc nông trang còn có nghề làm vàng quỳ và mổ trâu bò. Theo nhà nghiên cứu Toan Ánh: [...] làng giàu có, nên đình chùa làng rất khang trang.
  22. Tùng
    Cây thuộc họ thông, thân và tán có dáng đẹp. Tùng có rất nhiều loại, có loại cao lớn, cũng có loại làm cảnh nhỏ. Theo quan điểm Nho giáo, cây tùng thường được ví với lòng kiên trinh, người quân tử.

    Loại tùng bách mọc trên núi

    Loại tùng bách mọc trên núi

  23. Lựu
    Một loại cây ăn quả có hoa màu đỏ tươi, thường nở vào mùa hè. Quả khi chín có màu vàng hoặc đỏ, trong có rất nhiều hạt tròn mọng, sắc hồng trắng, vị ngọt thơm. Vỏ, thân, rễ lựu còn là những vị thuốc Đông y.

    Dưới trăng quyên đã gọi hè
    Đầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông

    (Truyện Kiều)

    Trong ca dao tục ngữ, hình ảnh đào, lựu, mận, ... thường được dùng với tính ước lệ để chỉ đôi lứa yêu nhau.

    Hoa lựu

    Hoa lựu

    Quả lựu

    Quả lựu

  24. Đờn
    Đàn (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  25. Bảo hoàng hơn vua
    Ủng hộ, bảo vệ cái gì đó một cách mù quáng (vua là người muốn bảo vệ hoàng quyền nhất, nhưng ở đây lại muốn bảo vệ hoàng quyền hơn cả vua).
  26. Đàng
    Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  27. Châu sa
    Nước mắt rơi. (Trong văn thơ, châu hay giọt châu thường được dùng với nghĩa giọt nước mắt.)

    Lòng đâu sẵn mối thương tâm
    Thoắt nghe Kiều đã đầm đầm châu sa
    (Truyện Kiều)

  28. Dìa
    Về (cách phát âm của một số vùng Trung và Nam Bộ).
  29. Chéo áo
    Mảnh vải nhỏ hình tam giác may liền vào hai bên vạt áo để vạt áo rộng thêm ra ở phía dưới, theo kiểu cũ.
  30. Đá mài
    Ngày xưa (và ở một số vùng nông thôn, miền núi bây giờ) nhân dân ta mài dao cho sắc bằng một hòn đá rất cứng gọi là đá mài. Trước và trong khi mài, người ta vuốt nước lên hòn đá ấy.

    Mài dao kéo

    Mài dao kéo