Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Gió Lào
    Loại gió khô và nóng xuất hiện ở nước ta từ đầu tháng tư đến giữa tháng chín. Vì hình thành từ vịnh Thái Lan, di chuyển theo hướng Tây Nam - Đông Bắc qua Campuchia và Lào, vượt Trường Sơn vào nước ta nên gió có tên là gió Lào, còn có các tên là gió nam hoặc gió phơn Tây Nam (foehn có nguồn gốc từ tiếng Đức föhn chỉ loại gió ấm ở vùng núi Alps). Gió thổi đập vào người nóng như cào da thịt nên cũng gọi là gió nam cào.
  2. Buồm mền
    Buồm làm bằng tấm chăn (mền) để chạy tạm.
  3. Đặng
    Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
  4. Thung bung
    Loại cây dại trồng ở hàng rào, quả nhỏ, chín rất sai.
  5. Dìa
    Về (cách phát âm của một số vùng Trung và Nam Bộ).
  6. Châu chấu
    Loại côn trùng nhỏ, chuyên ăn lá, có cánh màng, hai chân sau rất khỏe dùng để búng.

    Châu chấu

    Châu chấu

  7. Lâm
    Tới, đến, đụng phải, gặp phải (từ Hán Việt).
  8. Đi giã
    Đi câu (từ cũ).
  9. Thưng
    Đồ đo lường, bằng một phần mười cái đấu ("thưng" do chữ "thăng" 升 đọc trạnh ra).

    Thưng bằng đồng

    Thưng bằng đồng

  10. Sắm sanh
    Sắm sửa, chuẩn bị (từ cũ).
  11. Năng
    Hay, thường, nhiều lần.
  12. Chuyển
    Thay đổi.
  13. Hà Thanh
    Tên một con sông bắt nguồn từ miền núi phía Tây Nam huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định. Sông đổ vào đầm Thị Nại qua hai cửa Hưng Thạnh và Trường Úc.
  14. Đèo Son
    Tên một cái đèo thuộc tỉnh Bình Định, gần khu vực Ghềnh Ráng. Trên đỉnh đèo có mộ của nhà thơ Hàn Mặc Tử.

    Khu mộ Hàn Mặc Tử

    Khu mộ Hàn Mặc Tử trên đèo Son

  15. Thục nữ
    Người con gái hiền dịu, nết na (từ Hán Việt).
  16. Cháo hoa
    Cháo loãng, chỉ nấu bằng gạo, ninh nhừ cho đến khi hạt gạo nở bung hết cỡ.

    Cháo hoa

    Cháo hoa

  17. Tài
    Tiền bạc, của cái (từ Hán Việt).
  18. Bồ câu
    Cũng gọi là chim cu, loài chim có cánh dài, bay giỏi, mỏ yếu, mắt tròn đẹp và sáng, được nuôi làm cảnh và lấy thịt. Nhờ nhớ đường và định hướng rất tốt nên trước đây chúng thường được huấn luyện để đưa thư.

    Chim bồ câu

    Chim bồ câu

  19. Khu
    Đít, mông (phương ngữ).
  20. Bìm bịp
    Tên chung để chỉ khoảng 30 loài chim do tiếng kêu của chúng tương tự như "bìm bịp" vào mùa sinh sản. Bìm bịp có lông cánh màu nâu như áo của thầy tu.

    Một con bìm bịp

    Một con bìm bịp

  21. Cứt chim cu bôi khu bìm bịp
    Lỗi của mình nhưng lại đổ cho người khác.
  22. Nhởi
    Chơi (phương ngữ Trung Bộ).