Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Hồi Quan
    Tên một làng nay thuộc xã Tương Giang, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Tại đây có nghề dệt vải truyền thống, đến nay vẫn còn được duy trì.

    Dệt vải ở Hồi Quan

    Dệt vải ở Hồi Quan

  2. Cá rô
    Loại cá rất thường gặp trên các đồng ruộng ở nước ta. Nhân dân ta thường tát đồng để bắt cá rô. Cá rô đồng có thịt béo, thơm, dai, ngon, dù hơi nhiều xương, và được chế biến thành nhiều món ngon như kho, nấu canh, làm bún...

    Lưu ý: Có một giống cá khác gọi là cá rô phi, thường được nuôi ở ao, nhưng khi nhắc đến cá rô thì người ta nghĩ ngay đến cá rô đồng.

    Cá rô đồng kho tộ

    Cá rô đồng kho tộ

  3. Đầm Sét
    Một cái đầm lớn thuộc địa phận làng Sét, tên chữ là Thịnh Liệt, còn có tên là Giáp Nhị - quê hương của Tể tướng Bùi Huy Bích cuối thời vua Lê - chúa Trịnh. Cá rô ở đầm Sét, cùng với sâm cầm ở hồ Tây, là một trong những sản vật của Thăng Long-Hà Nội xưa.
  4. Nén
    Đơn vị đo khối lượng trước đây, tương đương 378 gram. Một nén bằng mười lạng, một lạng bằng 10 đồng.
  5. Tiết Nhơn Quý
    Một danh tướng thời nhà Đường trong lịch sử Trung Quốc. Ông được biết đến nhiều bởi hình tượng nhân vật tiêu biểu trong văn hóa kinh kịch Trung Quốc. Hình ảnh Tiết Nhơn Quý được thần thoại hóa thành "tướng tinh cọp trắng" và có nhiều câu chuyện dân gian xung quanh nhân vật này.

    Ở nước ta, cuốn tiểu thuyết dã sử của Trung Quốc Tiết Nhơn Quý chinh Đông đã được chuyển thể thành vở cải lương cùng tên được nhân dân khá yêu thích. Xem trích đoạn vở cải lương này tại đây.

  6. Ma Thiên Lãnh
    Tên một ngọn núi được nhắc đến trong tác phẩm Tiết Nhơn Quý Chinh Đông, trên có một sơn trại do hai tướng Châu Văn và Châu Võ trấn giữ. Tiết Nhơn Quý đánh chiếm trại này, đồng thời cùng với hai tướng kết nghĩa anh em.
  7. Bạch giáp, bạch bào
    Giáp trắng, áo bào trắng.
  8. Đà
    Đã (từ cổ, phương ngữ).
  9. Phượng hoàng
    Một loài chim trong thần thoại Trung Quốc và các nước chịu ảnh hưởng. Trước đây, con trống được gọi là Phượng (hay phụng) còn con mái được gọi là Hoàng, nhưng ngày nay thì sự phân biệt đực, cái đã gần như không còn, và phượng hoàng được xem là giống cái, trong khi rồng được xem là giống đực. Phượng hoàng là vua của các loài chim, tượng trưng cho sự thanh cao.

    Một hình vẽ chim phượng hoàng

    Một hình vẽ chim phượng hoàng

  10. Cau
    Loại cây nhiều đốt, thân nhỏ và cao vút, có quả dùng để ăn với trầu.

    Cây cau

    Cây cau

    Quả cau và lá trầu

    Quả cau và lá trầu

  11. Giá
    Lạnh buốt.
  12. Cong
    Đồ đựng nước hoặc gạo, làm bằng sành, hông phình, miệng rộng, hình dáng như cái .
  13. Vãi
    Ném vung ra.
  14. Ngồng
    Thân non của một số cây như cải, thuốc lá... mọc cao lên và ra hoa. "Ngồng" cũng có nghĩa là trổ hoa ở các loại cây này.

    Ngồng cải

    Ngồng cải

  15. Phú Câu
    Làng chài nằm nơi cửa sông Đà Rằng, nay thuộc phường 6 thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên.
  16. Khái
    Con hổ.
  17. Mần
    Làm (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Như mần ăn, mần việc, đi mần...
  18. Nỏ
    Không, chẳng (phương ngữ Trung Bộ).
  19. Nhà pha
    Nhà tù (từ cũ). Có ý kiến cho rằng từ này có gốc từ tiếng Pháp bagne, nghĩa là giam cầm.
  20. Nuôi ong tay áo
    Ong tay áo là một loại ong màu đen rất quen thuộc với những người dân ở các tỉnh Bắc Giang, Phú Thọ, Điện Biên... Tổ ong buông thụng xuống như hình dáng ống tay áo nên mới được gọi như vậy. Khi ong tay áo không tìm được chỗ làm tổ trên cây, chúng thường chọn những cột gỗ ngoài hiên, ngoài hè để làm tổ. Theo quan niệm xưa, loại ong này làm tổ trong nhà thường mang đến những điều không may mắn cho gia chủ, đồng thời có thể tấn công chủ nhà, vì vậy người ta thường hun khói để xua đuổi chúng.
  21. Bạc phong cây
    Bạc (tiền của nói chung) sau khi được đếm đủ số lượng thường được gói kín lại thành cây vuông vắn để tiện cất giữ.
  22. Lòn
    Luồn, lách (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  23. Đa mang
    Tự vương vấn vào nhiều tình cảm để rồi phải đeo đuổi, vấn vương, dằn vặt không dứt ra được.

    Thôi em chả dám đa mang nữa
    Chẳng buộc vào chân sợi chỉ hồng

    (Xuân tha hương - Nguyễn Bính)

  24. Vải the
    Loại vải dệt bằng tơ nhỏ sợi, mỏng, thưa, không bóng, thời trước thường được dùng may áo dài khoặc khăn, màn.

    Áo the, khăn đóng

    Áo the, khăn đóng

  25. Đồng thau
    Hợp kim của đồng và kẽm. Đồng thau có màu khá giống màu của vàng, nên khi xưa thường được dùng để đúc đồ trang trí hay làm tiền xu. Tuy nhiên, khi hơ lửa đồng thau sẽ bị xỉn màu (do bị oxy hóa) còn vàng thì không.

    Vòng tay làm bằng đồng thau

    Vòng tay làm bằng đồng thau

  26. Me
    Từ tiếng Pháp mère, nghĩa gốc là "mẹ," ở ta được dùng để chỉ những người phụ nữ Việt Nam lấy chồng Tây, nhất là vào thời Pháp thuộc. Cách gọi này có ý dè bỉu.
  27. Trang
    Còn có tên là mẫu đơn, một loại cây cho hoa có các màu đỏ, trắng, vàng. Trang thường được người dân trong nước trồng trước nhà, dưới chân các bàn thiên (nơi thắp hương) ngoài sân, hoặc mọc tự nhiên ở những vùng đồi núi.

    Hoa trang hồng

    Hoa trang đỏ

  28. Búp
    Nụ (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Cũng gọi là bông búp.
  29. Cầy
    Tên chung của một số loài thú giống mèo, thân hình mềm mại, mõm dài và nhọn, chủ yếu sống ở trên cây, ăn thịt. Cầy có khả năng tiết ra mùi riêng rất mạnh, tùy theo loài mà mùi có thể hôi hoặc thơm. Ở nước ta có các giống cầy như cầy hương, cầy mực, cầy giông... Lưu ý: nhiều người vẫn gọi chó là cầy và thịt chó là thịt cầy, đây là một sự nhầm lẫn.

    Con cầy

    Con cầy

  30. Muỗm
    Miền Nam gọi là quéo, xoài hôi, hoặc xoài cà lăm, một loại cây giống cây xoài, thân lớn, thường được trồng trong các sân đình, chùa. Quả muỗm giống vỏ xoài nhưng nhỏ hơn và chua chứ không ngọt như xoài, nên thường để nấu canh hoặc chấm muối ớt.

    Cành và quả muỗm

    Cành và quả muỗm