Bấy lâu bậu cần mẫn cái vườn đào,
Tình xưa nghĩa cựu, bậu có nhớ chút nào hay không?
Ngẫu nhiên
-
-
Hỡi thằng cu lớn, hỡi thằng cu bé
-
Thục viết không bằng biết ruộng
-
Biết nhau mà bỏ nhau ru
-
Nhác trông lên mái tam quan
Nhác trông lên mái tam quan
Thấy người lịch sự khôn ngoan có tài
Cho nên em chả lấy ai
Dốc lòng chờ đợi một hai lấy mìnhDị bản
Nhác trông nhà ngói năm gian
Thấy chàng lịch sự khôn ngoan có tài
Cho nên em chẳng lấy ai
Em quyết chờ đợi một vài ba đông.
-
Tre già vì bởi nhện giăng
-
Mẹ ơi đừng có âu sầu
-
Bên kia sông, quê anh An Thái
-
Sóng sầm sịch lưng chừng ngoài biển bắc
Sóng sầm sịch lưng chừng ngoài biển bắc
Giọt mưa tình rỉ rắc chốn hàng hiên
Em muốn làm lơ đi mà ngủ, ngủ cũng không yên
Sợ mưa già nước ngập, biết tựa con thuyền vào đâuDị bản
Sóng sầm sịch ì ầm ngoài biển Bắc,
Hạt mưa tình rỉ rắc chốn hàng hiên.
Muốn làm lơ đi mà ngủ cho yên,
Sợ mưa già nước ngập, biết dựa con thuyền vào đâu?
-
Đôi ta trót đã nặng tình
Đôi ta trót đã nặng tình
Lấy nhau e ngại gia đình thấp cao -
Trời hè lắm trận mưa rào
Trời hè lắm trận mưa rào
Gặt sớm phơi sớm liệu sao cho vừa
Khuyên em chớ ngại nắng mưa
Của chồng công vợ bao giờ quên nhau. -
Bình bồng ở giữa giang tân
Bình bồng ở giữa giang tân
Bên tình bên nghĩa biết thân bên nào?
– Nhứt lê, nhì lựu, tam đào
Bên tình, bên nghĩa, bên nào cũng đồng thânDị bản
-
Hoa sói mà gói xương sông
-
Trăng rằm mười sáu trăng nghiêng
Trăng rằm mười sáu trăng nghiêng
Thương em chúm chím cười duyên một mình -
Chi chi chành chành
Chi chi chành chành
Cái đanh thổi lửa
Con ngựa đứt cương
Ba vương ngụ đế
Chấp chế thượng hạ
Ba chạ đi tìm
Ú tim bắt ập.Dị bản
Chi chi chành chành
Cái đanh thổi lửa
Con ngựa chết trương
Ba vương ngũ đế
Bắt dế đi tìm
Ù à ù ập
Đóng sập cửa vào
-
Chồng gì anh, vợ gì tôi
Chồng gì anh, vợ gì tôi
Chẳng qua là cái nợ đời chi đây
Mỗi người một nợ cầm tay
Kẻ xưa nợ vợ, người nay nợ chồngDị bản
Mỗi người một nợ cầm tay
Đời xưa nợ vợ, đời nay nợ chồng
-
Trên non tốc một tiếng còi
Trên non tốc một tiếng còi
Thương con nhớ vợ, quan đòi phải đi
Không đi thì sợ quan đòi
Ra đi thì nhớ cá mòi nấu măngDị bản
-
Ước gì em xẻ làm hai
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Trầm trồ như Ngô chộ lồn
-
Ta về ta tắm ao ta
Ta về ta tắm ao ta
Dù trong dù đục, ao nhà vẫn hơn
Chú thích
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Cựu
- Cũ, xưa (từ Hán Việt).
-
- Và
- Vài.
-
- Thục viết không bằng biết ruộng
- Hay chữ nghĩa (thục viết) cũng không bằng giỏi canh tác làm ăn (biết ruộng).
-
- Ru
- Sao? (trợ từ nghi vấn cổ).
-
- Cửa tam quan
- Cũng gọi là cổng tam quan, mái tam quan, loại cổng có ba lối đi thường thấy ở chùa chiền theo lối kiến trúc truyền thống.
-
- Duyên nợ
- Theo giáo lí nhân quả của nhà Phật, hai người gặp nhau được là nhờ duyên (nhân duyên), và nên nghĩa vợ chồng để trả nợ từ kiếp trước.
-
- Thuyền quyên
- Gốc từ chữ thiền quyên. Theo từ điển Thiều Chửu: Thiền quyên 嬋娟 tả cái dáng xinh đẹp đáng yêu, cho nên mới gọi con gái là thiền quyên.
Trai anh hùng, gái thuyền quyên
Phỉ nguyền sánh phượng, đẹp duyên cưỡi rồng
(Truyện Kiều)
-
- Quay tơ, đánh ống
- Các công đoạn trong quá trình sản xuất lụa tơ tằm.
-
-
- An Vinh
- Một làng nay thuộc xã Tây Vinh, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định. Làng từ xưa đã nổi tiếng là đất võ, đặc biệt có nhiều phụ nữ có tài võ nghệ.
-
- Bình bồng
- Bềnh bồng (cách phát âm của người Nam Bộ).
-
- Giang tân
- Bến sông (từ Hán Việt).
-
- Lê
- Một loại cây cho quả ngọt, nhiều nước, thịt hơi xốp. Nước ép quả lê có thể dùng làm thạch, mứt trái cây, hoặc ủ men làm rượu. Gỗ lê là một loại gỗ tốt, được dùng làm đồ nội thất, chạm khắc... Lê là một hình ảnh mang tính ước lệ thường gặp trong ca dao tục ngữ, tượng trưng cho người con trai hoặc con gái.
-
- Lựu
- Một loại cây ăn quả có hoa màu đỏ tươi, thường nở vào mùa hè. Quả khi chín có màu vàng hoặc đỏ, trong có rất nhiều hạt tròn mọng, sắc hồng trắng, vị ngọt thơm. Vỏ, thân, rễ lựu còn là những vị thuốc Đông y.
Dưới trăng quyên đã gọi hè
Đầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông
(Truyện Kiều)Trong ca dao tục ngữ, hình ảnh đào, lựu, mận, mơ... thường được dùng với tính ước lệ để chỉ đôi lứa yêu nhau.
-
- Đào
- Loại cây mọc nhiều ở vùng rừng núi phía Bắc, cũng được trồng để lấy quả hay hoa. Hoa đào nở vào mùa xuân, là biểu tượng của mùa xuân và ngày Tết ở miền Bắc. Quả đào vị ngọt hoặc chua, mùi thơm, vỏ quả phủ một lớp lông mịn. Đào xuất hiện rất nhiều trong văn học cổ Trung Quốc và các nước đồng văn. Trong ca dao tục ngữ, hình ảnh đào, lựu, mận, mơ... thường được dùng với tính ước lệ để chỉ đôi lứa yêu nhau.
-
- Thân
- Cha mẹ (từ Hán Việt). Cũng như song thân.
-
- Xương sông
- Loài cây có thân thẳng đứng, cao khoảng một mét hoặc hơn. Lá thuôn dài, mép có răng cưa, có mùi hơi hăng của dầu. Lá xương sông là một loại rau gia vị phổ biến, và cũng là vị thuốc chữa bệnh đường hô hấp, cảm cúm...
-
- Thầy mẹ
- Cha mẹ (phương ngữ miền Bắc).
Con đi mười mấy năm trời,
Một thân, một bóng, nửa đời gió sương.
Thầy đừng nhớ, mẹ đừng thương,
Cầm như đồng kẽm ngang đường bỏ rơi!
Thầy mẹ ơi, thầy mẹ ơi,
Tiếc công thầy mẹ đẻ người con hư!
(Thư gửi thầy mẹ - Nguyễn Bính)
-
- Bất nhân
- Không có tính người, tàn ác (từ Hán Việt).
-
- Ám chỉ việc vua Lê Hiển Tông chết vào ngày Mậu Ngọ (ngày 17), tháng Ngọ (7), năm Bính Ngọ (1786), sau 47 năm trị vì. Nhà vua chết vào đúng lúc kinh đô Thăng Long bị quân Tây Sơn chiếm giữ. Có nguồn cho câu này chỉ sự kiện vua Tự Đức băng hà vào năm 1883 hay vua Hàm Nghi bị người Pháp đày sang Bắc Phi năm 1888.
-
- Ngụ đế
- Tạm giữ ngai vàng (chữ Hán).
-
- Có nguồn cho câu này ám chỉ ba vua trước đời Hàm Nghi: Dục Đức (làm vua ba ngày năm 1883), Hiệp Hòa (làm vua bốn tháng 1883), Kiến Phúc (tại vị 1883-1884) lần lượt lên ngôi và đều bị sát hại. Giả thiết khác cho rằng câu này chỉ tình trạng vào cuối thế kỷ 18, đầu 19, nước ta bị chia ba, miền Bắc dưới quyền vua Quang Trung (Nguyễn Huệ), miền Trung là Thái Đức (Nguyễn Nhạc), và miền Nam dưới tay Gia Long (Nguyễn Ánh). Nguồn khác lại cho câu này chỉ ba màu trên cờ tam sắc của thực dân Pháp.
-
- Bài đồng dao này còn được giải nghĩa theo các quẻ trong kinh Dịch. Vì quy mô website có hạn, chúng tôi không thể dẫn ra đây, nhưng khuyến nghị bạn đọc thêm từ các nguồn khác nếu có hứng thú tìm hiểu Dịch học. Bạn có thể bắt đầu từ đây.
-
- Cá mòi
- Một loại cá thuộc họ cá trích, có tập tục bơi thành đàn từ biển ngược lên nguồn vào tháng giêng để đẻ trứng, vì vậy nhân dân ta thường giăng lưới bắt cá mòi ở sông vào dịp này. Cá mòi ngon nhất là trứng cá, và thường được chế biến thành các món nướng, món kho. Cá mòi có hai loại: cá mòi lửa và cá mòi he.
-
- Măng
- Thân tre, trúc khi vừa nhú lên khỏi mặt đất, còn non, ăn được.
-
- Trã
- Cái nồi đất.
-
- Anh chài
- Người làm nghề chài lưới.
-
- Anh buôn
- Người làm nghề buôn bán.
-
- Ngô
- Trung Quốc. Thời Lê - Mạc, dân ta gọi nước Trung Quốc là Ngô, gọi người Trung Quốc là người Ngô.
-
- Chộ
- Thấy (phương ngữ Bắc Trung Bộ).