Trời mưa cho ướt lá bầu
Anh làm lính lệ đi hầu ông quan
Thương người mũ bạc, đai vàng
Đem thân mà đội mâm cam cho đành!
Ngẫu nhiên
-
-
Đất có thổ công, sông có hà bá
-
Anh cất nhà năm ba cái cửa
Anh cất nhà năm ba cái cửa
Lấy vợ này vợ nữa cũng xong -
Thế gian sinh tử sự thường
-
Sáng trăng đi bủa cá ve
Sáng trăng đi bủa cá ve,
Em ngồi gỡ lưới vừa nghe anh hò
Về nhà nấu cháo bo bo,
Để anh ăn cho khỏe anh hò cho hayDị bản
Sáng trăng anh cá ve,
Em ngồi bụi dứa em nghe anh hò
-
Lưỡi mềm lưỡi còn, răng cứng răng rụng
Lưỡi mềm lưỡi còn,
Răng cứng răng rụng -
Gái đâu gái hỗn gái hào
Gái đâu gái hỗn gái hào
Trai chưa vô làm rể gái đã vào làm dâuDị bản
Gái đâu có thứ hỗn hào
Trai chưa làm rể, gái vào làm dâu
-
Vè chồng chung
Chồng chung khó lắm ai ơi!
Ai bước chân vô đó,
Không ăn ngồi được mô!
Quyền bán với quyền mua
Thời là em không có,
Đâm gạo với xay ló,
Thời là em đã có phần,
Đập đất với khiêng phân,
Đâm xay, rồi nấu nướng.
…
Gẫm như bọn người ở,
Chỉ sáu tháng thời thôi,
Cái thân em ở đời,
Hỏi làm sao chịu được?
Chồng sai đi múc nước,
Vợ bảo lấy que tăm.
Trải chiếu toan đi nằm,
Đọi dì hai chưa rửa … -
Cha mẹ cú đẻ con tiên, cha mẹ hiền sinh con dữ
Cha mẹ cú đẻ con tiên,
Cha mẹ hiền sinh con dữ -
Mùa khô mùa khổ em ơi
Mùa khô mùa khổ em ơi
Mùa ướt mùa ráo tơi bời lao đao -
Anh về Mỹ Á chi lâu
Dị bản
Chàng về Mỹ Á chi lâu
Để em ôm chiếc thuyền câu đợi chàng
-
Bớt bát, mát mặt
Bớt bát, mát mặt
-
Cô kia đứng ở bên sông
-
Dầm son hai mái dầm son
-
Vác gươm định đánh phá bờ thành
Vác gươm định đánh phá bờ thành
Thành hư gươm gãy em mới đành xa anh -
Hành giòn đậu ngậy ngon lành
-
Kéo cày trả nợ
Kéo cày trả nợ
-
Của người thì bồ tát
-
Ai đi đàng ấy mặc ai
Dị bản
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Tru tóm nhóm về sừng, ngài tóm nhóm về dái
Dị bản
Tru tóm nhóm về sừng
Ngài tóm nhóm về lưng về lồn
Chú thích
-
- Cai
- Từ gọi tắt của cai vệ, chức danh chỉ huy một tốp lính dưới thời thực dân Pháp.
-
- Thổ Công
- Còn được gọi là Thổ Địa hay Thổ Thần, là một vị thần trong tín ngưỡng Á Đông, cai quản một vùng đất nào đó (từ Hán Việt "thổ" nghĩa là "đất"). Thổ Công thường được khắc hoạ là một ông già râu tóc bạc phơ, mặt vui vẻ, thích chơi với con nít. Nhân dân ta có tập quán cúng Thổ Công vào ngày 1, ngày 15 âm lịch và các dịp lễ Tết khác.
-
- Hà Bá
- Vị thần cai quản sông trong tín ngưỡng đạo giáo. Xưa kia ven sông thường có đền thờ Há Bá để cầu cho mọi người không gặp nạn trên sông và bắt được nhiều cá trong mùa mưa. Hà Bá thường được miêu tả là một ông lão râu tóc bạc trắng, tay cầm một cây gậy phất trần với một bầu nước uống, ngồi trên lưng một con rùa và cười vui vẻ.
-
- Bường
- Bằng (từ cổ).
-
- Thác
- Chết, mất, qua đời (từ Hán Việt).
-
- Bủa
- Từ từ Hán Việt bố, nghĩa là giăng ra trên một diện tích rộng lớn (bủa lưới, vây bủa, sóng bủa...).
-
- Hò
- Một trong những thể loại âm nhạc dân gian, có nguồn gốc từ lao động sông nước, diễn tả tâm tư tình cảm của người lao động. Hò là nét văn hóa đặc trưng của miền Trung và miền Nam. Hò và lý tuy có phần giống nhau nhưng hò thường gắn liền với với một động tác khi làm việc, còn lý thì không.
Nghe một bài hò mái nhì.
-
- Bo bo
- Còn có tên là ý dĩ, một loại ngũ cốc thân cao, hay bị nhầm với lúa mạch, hạt có thể ăn như lương thực hoặc dùng làm thuốc. Trong chiến tranh Việt Nam (1955 - 1975) và cả thời bao cấp (1976 - 1986), dân ta phải ăn cơm độn với bo bo, khoai, sắn, mì...
-
- Ló
- Lúa (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Đọi
- Cái chén, cái bát (phương ngữ một số vùng ở Bắc Trung Bộ).
-
- Mỹ Á
- Một cửa biển nay thuộc xã Phổ Quang, huyện Đức Phổ, Quảng Ngãi.
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Dầm
- Có nơi gọi là chầm, thanh gỗ ngắn, dẹt và to bản dần về một đầu, được cầm tay để chèo thuyền.
-
- Rạch
- Sông nhỏ chảy ra sông lớn.
-
- Cù lao
- Khoảng đất nổi lên ở giữa biển hoặc sông.
-
- Ngan
- Còn gọi là vịt Xiêm, ngan dé, ngan cỏ, một giống gia cầm thuộc họ vịt nhưng lớn hơn vịt, đầu có mào thịt đỏ. Tương truyền đây là giống ngan ngày xưa Xiêm La (tên gọi cũ của Thái Lan) mang triều cống nước ta. Thịt ngan được chế biến thành nhiều món ăn ngon như bún ngan, ngan giả cầy, ngan om sấu, ngan nấu măng, v.v.
-
- Kẻ Mơ
- Tên một vùng đất rộng lớn ở phía Đông Nam thành Thăng Long xưa, bao gồm Hoàng Mai, Tương Mai, Hồng Mai (sau đổi thành Bạch Mai vì kị húy vua Tự Đức là Nguyễn Phúc Hồng Nhậm) và Mai Động ngày nay. Làng Hoàng Mai có rượu cúc và rượu mơ rất nổi tiếng, nên gọi là làng Mơ Rượu. Làng Mai Động lại có nghề làm đậu phụ rất ngon, gọi là Mơ Đậu. Còn ở làng Tương Mai, các nhà ven đường đều mở hàng cơm, nên có tên khác là Mơ Cơm.
-
- Bồ Tát
- Viết tắt của Bồ-đề-tát-đỏa, cách phiên âm tiếng Phạn bodhisattva sang chữ Hán Việt, nghĩa là người hữu tình (tát đỏa) đã giác ngộ (bồ đề). Theo Phật giáo đại thừa, bồ tát là những người đã đạt được cảnh giới, nhưng quyết không trở thành Phật khi nào toàn bộ chúng sinh còn chưa giác ngộ. Phật tử khi tụng kinh thường niệm Bồ Tát.
-
- Lạt
- Tre hoặc nứa chẻ mỏng, dẻo, dùng làm dây buộc.
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Kẻ Dặm
- Tên chữ là Văn Tập, một làng nay thuộc xã Minh Châu, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An, nằm dưới chân lèn Hai Vai. Người dân nơi đây sống bằng nghề đục đá, nấu vôi.
-
- Đồng Lèn
- Tên cánh đồng dưới chân lèn Hai Vai, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.
-
- Tru
- Trâu (phương ngữ một số vùng Bắc Trung Bộ).
-
- Tóm
- Tóp, gầy (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Ngài
- Người (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Tru tóm nhóm về sừng, ngài tóm nhóm về dái
- Trâu gầy yếu thường do mải phá phách, húc nhau; người gầy gò xanh xao do quan hệ tình dục quá độ.