Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Ngan
    Còn gọi là vịt Xiêm, ngan dé, ngan cỏ, một giống gia cầm thuộc họ vịt nhưng lớn hơn vịt, đầu có mào thịt đỏ. Tương truyền đây là giống ngan ngày xưa Xiêm La (tên gọi cũ của Thái Lan) mang triều cống nước ta. Thịt ngan được chế biến thành nhiều món ăn ngon như bún ngan, ngan giả cầy, ngan om sấu, ngan nấu măng, v.v.

    Vịt xiêm mái ấp trứng

    Vịt xiêm mái giỏi ấp trứng và giữ con

  2. Bastos Luxe
    Giới bình dân gọi là "Bát Tốt Lát" hay "Bát Tốt Lút," một nhãn thuốc lá đầu lọc của hãng Juan Bastos phổ biến vào những năm 1960 ở Sài Gòn.
  3. Đồng trinh
    Con trai hoặc con gái chưa có gia đình (đồng: trẻ con, trinh: còn tân, chưa ăn nằm với người khác phái).
  4. Nghè
    Tên gọi dân gian của học vị Tiến sĩ dưới chế độ phong kiến.
  5. Ve
    Ve vãn, tán tỉnh.
  6. Giòn
    Xinh đẹp, dễ coi (từ cổ).
  7. Chi chi: nhiều việc chưa biết, khó hiểu. Chành: rành; chành chành: rành rành, sự rõ ràng. Kinh thi Việt Nam của Trương Tửu lại đề nghị dị bản khác là "Chu chu rành rành", nghĩa là "Nay bá cáo cho mọi người cùng biết".
  8. Cái đinh, ám chỉ súng đạn.
  9. Có nguồn cho rằng câu này chỉ đến sức mạnh vũ trang Tây phương mà tới cuối thế kỷ 18 người Việt ta mới biết, điển hình là sự kiện quân Pháp nổ súng vào cửa Đà Nẵng năm 1858. Nguồn khác lại cho câu này liên quan đến sự kiện ta nổ súng vào đồn Mang Cá năm 1885.
  10. Ám chỉ việc vua Lê Hiển Tông chết vào ngày Mậu Ngọ (ngày 17), tháng Ngọ (7), năm Bính Ngọ (1786), sau 47 năm trị vì. Nhà vua chết vào đúng lúc kinh đô Thăng Long bị quân Tây Sơn chiếm giữ. Có nguồn cho câu này chỉ sự kiện vua Tự Đức băng hà vào năm 1883 hay vua Hàm Nghi bị người Pháp đày sang Bắc Phi năm 1888.
  11. Ngụ đế
    Tạm giữ ngai vàng (chữ Hán).
  12. Có nguồn cho câu này ám chỉ ba vua trước đời Hàm Nghi: Dục Đức (làm vua ba ngày năm 1883), Hiệp Hòa (làm vua bốn tháng 1883), Kiến Phúc (tại vị 1883-1884) lần lượt lên ngôi và đều bị sát hại. Giả thiết khác cho rằng câu này chỉ tình trạng vào cuối thế kỷ 18, đầu 19, nước ta bị chia ba, miền Bắc dưới quyền vua Quang Trung (Nguyễn Huệ), miền Trung là Thái Đức (Nguyễn Nhạc), và miền Nam dưới tay Gia Long (Nguyễn Ánh). Nguồn khác lại cho câu này chỉ ba màu trên cờ tam sắc của thực dân Pháp.
  13. Trên dưới đều do Tây cai trị. Có bản chép "Cấp kế thượng hải" (có nghĩa là viện binh từ biển tới), giải thích rằng câu này ám chỉ việc Hoàng tử Cảnh theo ông Bá Đa Lộc sang Pháp cầu viện năm 1789.
  14. Chỉ ba làng Thanh Lạng, Thanh Cốc và Tha Mặc, là nơi vua Hàm Nghi ẩn trốn khỏi sự truy lùng của người Pháp từ 1884 đến 1888.
  15. Chỉ sự kiện vua Hàm Nghi bị bắt năm 1888.
  16. Bài đồng dao này còn được giải nghĩa theo các quẻ trong kinh Dịch. Vì quy mô website có hạn, chúng tôi không thể dẫn ra đây, nhưng khuyến nghị bạn đọc thêm từ các nguồn khác nếu có hứng thú tìm hiểu Dịch học. Bạn có thể bắt đầu từ đây.
  17. Thơ
    Thư (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  18. Con cò
    Con tem thư. Trước đây khi xâm lược nước ta, quân đội viễn chinh Pháp dùng tem thư trên có in hình con ó màu xanh, nhân dân ta gọi là con cò.

    Tem thư con cò

    Tem thư con cò

  19. Đặng
    Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
  20. Đây là ba việc cực nhọc theo "tổng kết" của người xưa.
  21. Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
  22. Rau muống tháng chín, nàng dâu nhịn cho mẹ chồng
    Rau muống tháng 9 là đã hết mùa nên toàn cọng già, còi, ăn vừa xơ vừa chát. Câu này mỉa mai mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu.
  23. Củi rều
    Củi từ cành cây nhỏ, cây vụn trôi trên sông.
  24. Dang ca
    Nói chuyện dông dài (phương ngữ Nam Trung Bộ).
  25. Vông đồng
    Loài cây tỏa cành rộng, tạo nhiều bóng mát, thân có nhiều gai, cành xốp dễ gãy đổ khi gặp gió lớn. Hoa màu đỏ, hoa đực mọc thành chùm dài, hoa cái mọc đơn độc tại các nách lá. Quả vông đồng thuộc dạng quả nang, khi khô sẽ nứt ra thành nhiều mảnh, tạo ra tiếng nổ lách tách.

    Cây vông đồng

    Cây vông đồng

    Hoa, lá, và quả vông đồng

    Hoa, lá, và quả vông đồng

  26. Nho giáo
    Một hệ thống đạo đức, triết lí và tôn giáo do Khổng Tử sáng lập (nên còn gọi là Khổng giáo). Mục đích của Nho giáo là để xây dựng một xã hội thịnh trị. Nho giáo rất phát triển ở Trung Quốc và các nước chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Trung Quốc (như Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam...). Người theo học đạo Nho được gọi là nhà Nho (Nho gia).
  27. Vầy
    Như vậy, như thế này (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  28. Chi
    Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  29. Sông Quy
    Tên một con sông thuộc địa phận tỉnh Tiền Giang.
  30. Trẫm
    Gốc từ chữ trầm 沈, nghĩa là chìm. Trẫm mình hay trầm mình nghĩa là tự tử bằng cách nhảy xuống nước cho chết đuối.
  31. Chình
    Cái chĩnh nhỏ, dùng để đựng gạo hoặc mắm (phương ngữ).
  32. Chợ Bến Thành
    Còn gọi là chợ Sài Gòn, ban đầu được xây bằng gạch, sườn gỗ, lợp tranh, nằm bên cạnh sông Bến Nghé, gần thành Gia Định (nên được gọi là Bến Thành). Sau một thời gian, chợ cũ xuống cấp, người Pháp cho xây mới lại chợ tại địa điểm ngày nay. Chợ mới được xây trong khoảng hai năm (1912-1914), cho đến nay vẫn là khu chợ sầm uất bậc nhất của Sài Gòn, đồng thời là biểu tượng của thành phố.

    Chợ Bến Thành

    Chợ Bến Thành

  33. Tứ diện
    Bốn mặt (từ Hán Việt).
  34. Dươn
    Duyên (phương ngữ Nam Bộ).
  35. Thanh
    Người Tàu đời Mãn Thanh (Trung Quốc).
  36. Căn duyên
    Theo giáo lý nhà Phật, hai người gặp nhau được là nhờ duyên nợ từ kiếp trước, hay còn gọi là nhân duyên. Lấy bản tính làm nhân duyên, gọi là căn duyên. Còn lấy ngoại cảnh làm duyên gọi là trần duyên. Cũng có sách gọi căn duyên là tâm duyên.
  37. Tửng
    Người con trai, thằng nhỏ (từ tiếng Hán đinh, đọc giọng Quảng Đông).