Chuông khánh còn chẳng ăn ai
Nữa là mảnh chĩnh bỏ ngoài bờ tre
Chuông khánh còn chẳng ăn chè
Nữa là mảnh chĩnh rò rè ăn xôi
Chuông khánh còn chẳng ăn ai
Dị bản
Chuông khánh còn chẳng ăn ai
Nữa là mảnh chĩnh mảnh chai bờ rào
Chuông khánh còn chẳng ăn ai
Nữa là mảnh chĩnh bỏ ngoài bờ tre
Chuông khánh còn chẳng ăn chè
Nữa là mảnh chĩnh rò rè ăn xôi
Chuông khánh còn chẳng ăn ai
Nữa là mảnh chĩnh mảnh chai bờ rào
Cao như cái sào chọc cứt
– Áo vắt vai đi đâu hăm hở
Em có chồng rồi mắc cỡ lêu lêu
– Áo vắt vai anh đi dạo ruộng
Anh có vợ rồi chẳng chuộng bậu đâu
Áo vắt vai đi đâu hớn hở
Em có chồng rồi chẳng chuộng anh đâu
Áo vắt vai đi đâu hớn hở
Anh có vợ rồi, em thương lỡ thì thôi
Ăn thì ăn trước ngồi trên
Đến chừng đánh giặc thì rên hừ hừ
Xe không phanh mời anh đứng lại
Không đứng lại đâm phải người ta
Mất tí da là ba đồng sáu
Mất tí máu là sáu đồng tư
Mất tí gân là gần chục bạc
Xe không phanh mời anh đứng lại
Xe có phanh mời anh đi luôn
Ngỡ là ông thử ông thương
Ai ngờ ông thử trăm đường ông thôi
Biết rằng người thử người thương
Hay là người thử trăm đường rồi chê
Phải rằng người thử người thương
Hay là người thử trăm đường rồi chê
Con hát mẹ khen hay
Đối với người dân Nam Bộ, truyện Lục Vân Tiên có sức ảnh hưởng rất lớn, được xem là hơn cả Truyện Kiều của Nguyễn Du.
Khi chè chén khi thuốc thang,
Đem lời phương tiện mở đường hiếu sinh.
(Truyện Kiều)
Kết tóc xe tơ có nghĩa là cưới nhau, thành vợ thành chồng.
Dưới trăng quyên đã gọi hè
Đầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông
(Truyện Kiều)
Trong ca dao tục ngữ, hình ảnh đào, lựu, mận, mơ... thường được dùng với tính ước lệ để chỉ đôi lứa yêu nhau.
Lờ có nhiều loại: Loại đại dài từ 0,5 đến 1 m, gọi là “lờ bầu”, thả chỗ nước sâu như sông, hồ để bắt cá diếc, sảnh, dầy. Loại tiểu gọi là “lờ đồng”, thả nơi nước cạn như ao, đìa, ruộng bắt cá trê, rô, sặc, mương, nhét…
Lòng tôi phơi phới quên thương tiếc
Đưa tiễn anh ra chốn hải hồ
(Giây phút chạnh lòng - Thế Lữ)