Chồng lộng chồng cà
Bí đao bí đỏ,
Mày ngồi đầu ngõ,
Mày nhặt lông mày,
Mày cày ruộng ấu,
Mày giấu tay nào,
Mày giấu tay này.
Ngẫu nhiên
-
-
Con sâu bỏ rầu nồi canh
Con sâu bỏ rầu nồi canh
Một người làm đĩ hổ danh đàn bà -
Gậy ông đập lưng ông
Gậy ông đập lưng ông
-
Bương già, nhà vững
-
Ngồi mát ăn bát vàng
Ngồi mát ăn bát vàng
-
Cau già lỡ lứa bán trăm
Cau già lỡ lứa bán trăm
Chị nọ lỡ lứa biết nằm cùng ai? -
Ép liễu nài hoa
Ép liễu nài hoa
-
Sầu chi dạ đó kêu van
-
Hoài lời nói kẻ vô tri, một trăm gánh chì đúc chẳng nên chuông
-
Tay đánh trống, mồm hò làng
Tay đánh trống
Mồm hò làng -
Rượu nồng ai uống mà say
-
Ngậm đắng nuốt cay
Ngậm đắng nuốt cay
-
Dạ chàng như đám quân quan
Dạ chàng như đám quân quan
Dạ em như cánh hoa tàn dầm sương
Biết rằng chàng có lòng thương
Hay là cợt giễu ngoài đường mà thôi? -
Khen ai khéo cấy thẳng hàng
Khen ai khéo cấy thẳng hàng
Ai đây để ý hỏi nàng có thương -
Làm người thì khó làm chó thì dễ
Làm người thì khó
Làm chó thì dễ -
Trèo cao, ngã đau
Trèo cao, ngã đau
Dị bản
Trèo cao té đau
Trèo cao té nặng
-
Anh khôn ngoan cũng ở dưới ông Trời
-
Tay bắt tay hai ngả
-
Tội chưa tề, tội chưa tề
-
Đầu rồng đuôi rắn
Đầu rồng đuôi rắn
Chú thích
-
- Bí đao
- Còn gọi là bí trắng, là một cây họ dây leo, trái được xào, nấu phổ biến ở mọi miền nước ta. Ngoài ra, hạt và quả còn được dùng trong các bài thuốc dân gian.
-
- Bí ngô
- Một giống bí cho quả tròn, khi chín thịt có màu đỏ hoặc vàng cam, dùng để nấu canh. Tùy theo vùng miền mà người ta gọi là bí ngô, bí đỏ, hoặc bí rợ.
-
- Củ ấu
- Một loại củ có vỏ màu tím thẫm, có hai sừng hai bên, được dùng ăn độn hoặc ăn như quà vặt.
-
- Bương
- Giống cây bề ngoài giống như tre, thân to, thẳng, mỏng mình. Các dân tộc miền núi thường dùng thân bương (ống bương) làm vật dụng gia đình như đựng giấy tờ, chứa nước, làm điếu cày, đựng thức ăn,...
-
- Vô tri
- Không hiểu biết
-
- Đức Thanh
- Tên một xã thuộc huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Nơi đây nổi tiếng với rượu nếp làng Thanh Lạng.
-
- Thượng thiên
- Trên trời (từ Hán Việt).
-
- Khăn rằn
- Một loại khăn đặc trưng của người Nam Bộ, thường có hai màu đen và trắng hoặc nâu và trắng. Hai màu này đan chéo nhau, tạo thành ô vuông nhỏ, trải dài khắp mặt khăn.
-
- Bói cá
- Tên chung của một số loài chim săn mồi có bộ lông rất sặc sỡ. Thức ăn chính của bói cá là cá, nhưng chúng có thể ăn cả các động vật nhỏ như ếch nhái, tôm, côn trùng, thằn lằn... Bói cá còn có các tên gọi khác như chim thầy bói, trả, tra trả, sả, thằng chài...
-
- Trển
- Trên ấy (phương ngữ Trung và Nam Bộ)
-
- Tề
- Kìa (phương ngữ miền Trung).
-
- Dôn
- Chồng (phương ngữ một số vùng Trung Bộ).