Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Cá cơm
    Cũng gọi là cá duội (ruội) hay cá chi, một loại cá biển phổ biến ở Việt Nam, có thể chế biến thành các món ăn, phơi làm khô cá, hoặc làm nước mắm.

    Cá cơm

    Cá cơm

  2. Cá bẹ
    Còn gọi cá cháy, một loại cá thường gặp ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, tại các vùng nước biển ven bờ hoặc nước sông đục có dòng chảy mạnh. Cá bẹ có thân hình thon dẹt, đỉnh đầu trơn không có vân, toàn thân phủ vảy to, lưng có màu xanh lá cây. Thịt cá bẹ ngon nhưng có nhiều xương nhỏ và dài.

    Cá bẹ (cá cháy)

    Cá bẹ

    Ở vùng biển Bắc Bộ cũng có một loài cá bẹ, còn gọi là cá đé, thịt ngon thuộc hàng "tứ quý" (chim, thu, nhụ, đé).

  3. Hòn Rái
    Một hòn đảo địa bàn xã Lại Sơn, huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang, là một hòn đảo độc lập nằm trong vịnh Thái Lan, cách bờ biển Kiên Giang khoảng 25 km. Trước đây đảo có tên là Thát Dự, nhưng do trên đảo trồng nhiều cây rái nên gọi là Hòn Rái, Hòn Sơn hay Hòn Sơn Rái (Cũng có ý kiến cho rằng khi người Pháp tìm ra hòn đảo này đã đặt tên là hòn Sơn Rái, vì nhìn từ trên máy bay xuống giống như con rái cá đang bơi giữa biển). Tại đây có nghề làm nước mắm truyền thống rất nổi tiếng, đến mức trở thành "thương hiệu" nước mắm Hòn.

    Làm nước mắm Hòn

    Làm nước mắm Hòn

  4. Chốn lâm trung: Nơi rừng rú.
  5. Xa ngái
    Xa xôi, rất xa. Ngái nghĩa là xa (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  6. Bành
    Ghế có lưng tựa, tay vịn, được mắc chặt trên lưng voi.

    Bành voi

    Bành voi

  7. Ang
    Đồ dùng bằng đất, hình dạng như cái nồi hoặc chậu, dùng để đựng nước hoặc thức ăn cho lợn. Có loại bằng đồng, dùng để đựng trầu.
  8. Trầu
    Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.

    Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.

    Lá trầu không

    Lá trầu không

    Một miếng trầu

    Một miếng trầu

    Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.

  9. Chó le lưỡi, người vãi vừng
    Trời sang hạ, nắng bắt đầu gay gắt (chó le lưỡi) là thời điểm tốt để gieo vừng.
  10. Truyền thuyết kể rằng đây là lời Âu Cơ nói với Lạc Long Quân khi chia 50 con theo cha xuống biển, 50 con theo mẹ lên núi.
  11. Chợ Quán
    Một địa danh thuộc Sài Gòn xưa, nguyên là ban làng Tân Kiểng, Nhơn Giang (trước 1885 mang tên Nhơn Ngãi) và Bình Yên sáp nhật lại. Theo nhà nghiên cứu Vương Hồng Sển trong sách Sài Gòn năm xưa thì: Gọi là “Chợ Quán” vì thuở trước chợ nhóm họp dưới gốc những cây me đại thọ lối nhà thương Chợ Quán hiện nay. Chung quanh chợ có nhiều quán xá lốc cốc tựu một chỗ nên đặt tên làm vậy.
  12. Chợ Cầu Kho
    Trước khi bị giải tỏa năm 2009, chợ nằm ở phường Cầu Kho, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh. Chợ này được xây năm 1805, vì nằm gần chiếc cầu bên kho cẩm thảo (kho chứa lúa) của triều đình Huế nên có tên là Chợ Cầu Kho, hoặc chợ Kho.
  13. Sinh tử
    Cũng như tử sinh, nghĩa là sự sống chết (từ Hán Việt).
  14. Tử sanh
    Tử sinh (phương ngữ Nam Bộ).
  15. Tháng ba và tháng bảy, tháng tám là hai thời kì giáp hạt trong năm.
  16. Đà
    Đã (từ cổ, phương ngữ).
  17. Song đường
    Thung đườnghuyên đường, chỉ cha và mẹ (từ Hán Việt).
  18. Nhân ngãi
    Người thương, người tình (từ cổ). Cũng nói nhân ngãi, ngỡi nhân.
  19. Dẻo bánh ăn chung, bể vung mình phải vạ
    Làm việc thành quả thì hưởng chung, nhưng khi gặp tai vạ, sự cố thì phải chịu một mình.
  20. Sáp vàng
    Tổ ong được nấu hoặc phơi cho chảy, rồi lọc, cô đặc thành bánh. Sáp ong từng được xem là sản vật quý hiếm, và nay vẫn được đánh giá cao vì giá trị dinh dưỡng và các lợi ích sức khỏe mà nó mang lại.

    Bánh sáp ong

    Bánh sáp ong

  21. Yến huyết
    Loại tổ yến màu đỏ tươi, rất hiếm, ngày xưa chỉ dùng để tiến vua chúa, và hiện nay vẫn có giá thành đắt nhất trong các loại tổ yến ở nước ta.

    Tổ yến huyết

    Tổ yến huyết

  22. Hồng rim
    Rim là cách ướp đường cho thức ăn là trái cây (củ hoặc quả) và đun trên lửa cho ngấm vào. Hồng rim là quả hồng được rim lên, nghĩa bóng chỉ thức ăn ngon.
  23. Đường phổi
    Loại đường được nấu từ mật mía, được đúc thành bánh màu trắng hơi vàng, xốp và giòn, vị ngọt thanh. Đường phổi là đặc sản riêng của Quảng Ngãi. Có tên gọi đường phổi là do hình dạng thỏi đường nhìn tựa lá phổi.

    Đường phổi

    Đường phổi

  24. Vi cá
    Vây cá mập, được xem là món ăn bổ dưỡng, quý hiếm, và rất đắt đỏ.
  25. Hải sâm
    Tên dân gian là đồn đột, đột ngậu, đồm độp, đỉa biển hay nhím biển, là tên gọi chung của một nhóm động vật biển có thân hình thuôn dài, da có lông, có xương trong nằm ngay dưới da. Hải sâm được xem là một loại thức ăn rất bổ dưỡng và có nhiều công dụng trị bệnh.

    Hải sâm

    Hải sâm

  26. Báng
    Giống cây lâu năm thuộc họ Cau, còn có tên gọi khác là đoác, co pảng, quang lang, bụng báng, búng báng, báng búng. Ở ta báng mọc nhiều ở các chân núi ẩm, chân núi đá vôi, rừng thứ sinh. Bột bên trong lõi cây có thể ăn hay làm đồ uống. Báng còn được trồng làm cảnh vì dáng đẹp. Rượu báng là một đặc sản của các vùng núi đá cao (Tây Bắc).

    Cây báng

    Cây báng

  27. Dầu thông
    Tinh dầu được chưng cất từ lá, cành non và quả của một số loài thông. Dầu thông có tác dụng tẩy uế, làm đẹp và trị một số bệnh ngoài da.
  28. Vạc
    Đồ dùng để nấu, giống cái chảo lớn và sâu, thường làm bằng đồng. Trong chế độ phong kiến, vạc và đỉnh tượng trưng cho quyền lực. Vua chúa ngày xưa thường cho đúc vạc và đỉnh để đặt trong hoàng cung.

    Cái vạc

    Cái vạc

  29. Đinh
    Một triều đại phong kiến trong lịch sử nước ta, bắt đầu năm 968, sau khi Đinh Tiên Hoàng dẹp xong loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước và kết thúc năm 980 khi con của ông là Đinh Phế Đế nhường ngôi cho Lê Hoàn. Đóng đô ở Hoa Lư (Ninh Bình), nhà Đinh đã mở đầu cho thời đại độc lập, tự chủ, xây dựng chế độ quân chủ tập quyền ở Việt Nam.

    Cố đô Hoa Lư, dấu tích kinh đô nhà Đinh

    Cố đô Hoa Lư, dấu tích kinh đô nhà Đinh

  30. Tiền Lê
    Một triều đại phong kiến trong lịch sử nước ta, bắt đầu khi con trai của Đinh Tiên Hoàng là Đinh Phế Đế nhường ngôi cho Lê Hoàn vào năm 980. Nhà Tiền Lê giữ quốc hiệu Đại Cồ Việt của nhà Đinh, trải qua ba đời vua và chấm dứt khi Lê Ngọa Triều qua đời, và hoàng tử kế vị đang còn nhỏ tuổi.
  31. Dương Vân Nga
    (? - 1000) Hoàng hậu của nhà Đinh (vợ vua Đinh Tiên Hoàng) và nhà Tiền Lê (vợ vua Lê Đại Hành). Hiện nay vẫn còn nghi vấn về tên họ thật của bà (Đại Việt sử kí toàn thư chỉ chép bà là Dương thị, nghĩa là người phụ nữ họ Dương). Tương truyền, lúc sơ sinh bà hay khóc về đêm (khóc dạ đề), thì có một đạo sĩ đi ngang qua, đọc hai câu thơ làm bà nín khóc ngay:

    Nín đi thôi, nín đi thôi
    Một vai gánh vác cả đôi sơn hà

    Con gái của bà với Lê Hoàn là Lê Thị Phất Ngân trở thành hoàng hậu của Lý Thái Tổ, mẹ vua Lý Thái Tông sau này, vì vậy bà được gọi là Dương thái hậu. Hình ảnh bà được nhắc đến nhiều trong dân gian.

    Xem vở cải lương Thái hậu Dương Vân Nga.

    Tượng Thái hậu Dương Vân Nga

    Tượng Thái hậu Dương Vân Nga

  32. Chính cung
    Cung là từ gọi những người hoặc vật thuộc hoàng tộc ngày trước. Chính cung là hoàng hậu, phi tần gọi là lục cung, thái tử là trừ cung, hầu gái trong cung gọi là cung nữ...
  33. Bài ca dao này nhắc việc nhà Tiền Lê lên thay nhà Đinh và thái hậu Dương Vân Nga, vợ góa của vua Đinh Tiên Hoàng, trở thành hoàng hậu của vua Lê Đại Hành.
  34. Chùa Hang
    Tên chữ là Thiên Khổng Thạch Tự (Chùa đá trời sinh), một ngôi chùa ở xã An Hải, đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Chùa được xây dựng dưới triều vua Lê Kính Tông. Gọi là chùa Hang vì chùa nằm trong một hang đá lớn nhất trong hệ thống hang động ở Lý Sơn. Chùa còn có tên khác do dân gian gọi là "chùa không sư" vì ở đây không có sư trụ trì.

    Chùa Hang ở Lý Sơn

    Chùa Hang ở Lý Sơn

  35. Hang Câu
    Một hang động được khoét sâu vào lòng núi nhờ gió và sóng biển, nằm ở thôn Đông, xã An Hải, huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, dưới chân núi Thới Lới. Khung cảnh ở đây còn khá hoang sơ nhưng mang một vẻ đẹp rất thơ mộng. Hang có tên như vậy có lẽ vì trước đây có nhiều ngư dân ra câu cá, hoặc cũng có thể là nơi có nhiều rau câu.

    Hang Câu

    Hang Câu

  36. Bãi Ké
    Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Bãi Ké, hãy đóng góp cho chúng tôi.
  37. Trường linh
    Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Trường linh, hãy đóng góp cho chúng tôi.
  38. Tháp Chiên Đàn
    Một trong những ngôi tháp Chàm cổ của người Chăm Pa, nay thuộc làng Chiên Đàn, xã Tam An, huyện Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. Tháp được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ 10, đầu thế kỷ 11.

    Tháp Chiên Đàn

    Tháp Chiên Đàn

  39. Đình Mỹ Thạch
    Một ngôi đình nằm bên bờ sông Bàn Thạch, thuộc phường Tân Thạnh, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. Đình được xây dựng vào năm 1833, là nơi sinh hoạt văn hoá và thờ cúng các bận tiền nhân có công khai phá và lập làng.

    Đình Mỹ Thạch

    Đình Mỹ Thạch

  40. Sông Trường Giang
    Tên một con sông chạy dọc theo bờ biển ở tỉnh Quảng Nam. Con sông này khá đặc biệt ở chỗ nó không hề có thượng lưu và hạ lưu mà cả hai đầu sông đều đổ ra biển. Đầu sông phía nam đổ ra biển tại cửa Hòa An (hay An Hòa), huyện Núi Thành, đầu sông phía bắc đổ ra biển tại cửa Đại, thị xã Hội An.

    Sông Trường Giang

    Sông Trường Giang

  41. Sóc Trăng
    Một tỉnh ven biển nằm ở hạ nguồn sông Hậu, thuộc đồng bằng sông Cửu Long, nổi tiếng với chùa Đất Sét và chùa Dơi. Tên gọi Sóc Trăng do từ Srok Kh'leang của tiếng Khmer mà ra. Srok tức là "xứ," "cõi," Kh'leang là "kho," "vựa," "chỗ chứa bạc." Srok Kh'leang là xứ có kho chứa bạc của nhà vua. Tiếng Việt phiên âm ra là "Sốc-Kha-Lang" rồi sau đó thành Sóc Trăng.

    Chùa Dơi

    Chùa Dơi

  42. Kế Sách
    Địa danh nay là một huyện của tỉnh Sóc Trăng.
  43. Ba Rinh
    Địa danh nay là một ấp thuộc xã Đại Hải, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng.
  44. Xà Mo
    Cũng gọi là Bưng Xà Mo, một vùng trồng lúa trước đây ở huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng.