Im lặng là vàng
Ngẫu nhiên
-
-
Bởi thương nên dạ mới trông
Bởi thương nên dạ mới trông
Không thương em đã lấy chồng còn chi -
Vợ là ông thì chồng là tớ
Vợ là ông thì chồng là tớ
-
Em là con gái Kẻ Mơ
-
Em lên lưng voi em hỏi cái đường vạn tượng
Em lên lưng voi em hỏi cái đường vạn tượng
Tay em lại dắt dê hỏi chốn lan dương
Đố anh mà đối đặng em cho soi gương vàng.
– Dây bí ngô trèo trên cây trụ tàu
Cờ thượng mã phất sau đuôi ngựa
Anh đối đặng rồi lật ngửa gương ra. -
Cái gì không cánh mà bay
-
Lên xe nước mắt lưng tròng
-
Đũa vàng đầu bịt đầu sơn
-
Vải ngon thì nhất làng Bằng
-
Đường xa ơi hỡi đường xa
Đường xa ơi hỡi đường xa
Đem sầu tới bỏ cho ta mà về -
Cười hở mười cái răng
Cười hở mười cái răng
-
Giận cá chém thớt
Giận cá chém thớt
-
Sáng ngày vác cuốc trèo non
Sáng ngày vác cuốc trèo non
Tối về mới biết mình còn sống đây -
Ba năm củi quế phạm rìu
-
Phải một cái, rái đến già
-
Gạo Bồ Nâu, trâu Đồng Đám
-
Người nào mặt láng da ngà
Người nào mặt láng, da ngà
Trai đôi ba vợ, gái đôi ba chồng -
Vợ hiền hòa, nhà hướng nam
Vợ hiền hòa, nhà hướng Nam
-
Chữ dâu hiền con gái
Chữ dâu hiền con gái
Câu rể thảo con trai
Bậu dầu quên nghĩa trúc mai
Bớ bậu ơi
Qua kính thờ song nhạc, há nài công laoDị bản
Chữ dâu hiền con gái
Câu rể thảo con trai
Bậu dầu đôi lứa trúc mai
Bớ bậu ơi
Qua kính thờ song nhạc, dễ nài công lao
-
Còn duyên nón cụ quai tơ
Chú thích
-
- Kẻ Mơ
- Tên một vùng đất rộng lớn ở phía Đông Nam thành Thăng Long xưa, bao gồm Hoàng Mai, Tương Mai, Hồng Mai (sau đổi thành Bạch Mai vì kị húy vua Tự Đức là Nguyễn Phúc Hồng Nhậm) và Mai Động ngày nay. Làng Hoàng Mai có rượu cúc và rượu mơ rất nổi tiếng, nên gọi là làng Mơ Rượu. Làng Mai Động lại có nghề làm đậu phụ rất ngon, gọi là Mơ Đậu. Còn ở làng Tương Mai, các nhà ven đường đều mở hàng cơm, nên có tên khác là Mơ Cơm.
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Khôn chừng
- Rất nhiều, không có chừng mực.
-
- Vải
- Tên Hán Việt là lệ chi, một loại cây ăn quả thân gỗ vùng nhiệt đới. Quả có lớp vỏ màu đỏ, sần sùi dễ bóc, bên trong là lớp cùi thịt màu trắng mờ, ăn rất ngọt. Quả được thu hoạch vào mùa hè.
-
- Bình Vọng
- Tên một làng nay thuộc xã Văn Bình, huyện Thường Tín, Hà Nội, có tên nôm là làng Bằng. Làng từ xưa nổi tiếng với nghề sơn, là quê hương của vị tổ nghề Trần Lư tướng công.
-
- Củ đậu
- Một loại cây dây leo cho củ to, bột, nhiều nước, vị ngọt, thường được ăn sống, đôi khi được chấm muối hoặc với nước chanh và ớt bột. Người ta cũng nấu củ đậu dưới dạng xúp, món xào. Miền Trung và miền Nam gọi củ đậu là sắn dây hoặc sắn nước.
-
- Quế
- Một loại cây rừng, lá và vỏ có tinh dầu thơm. Vỏ quế ăn có vị cay, là một vị thuốc quý (Quế chi) trong các bài thuốc Đông y. Trong văn học cổ, cây quế thường tượng trưng cho sự thanh cao, đẹp đẽ.
-
- Phải
- Gặp phải, đụng phải (những việc xấu, xui xẻo).
-
- Rái
- Sợ hãi, e ngại. Có chỗ đọc là dái.
-
- Bồ Nâu
- Đọc trại là Bù Nâu, một cánh đồng rộng hàng trăm mẫu, ngày nay thuộc làng Bạch Nao, xã Thanh Văn, huyện Thanh Oai, Hà Nội. Lúa cấy trên cánh đồng Bồ Nâu cho thứ gạo tuyệt ngon, ngày xưa chuyên dùng để tiến vua.
-
- Đồng Đám
- Địa danh nay thuộc xã Đại Áng, huyện Thanh Trì, Hà Nội, là nơi mà trong chiến dịch đại phá quân Thanh mùa xuân năm Kỷ Dậu (1789), một đạo quân của vua Quang Trung đã ém sẵn. Sau một trận đánh chớp nhoáng, từ Đại Áng, đạo quân này đã dồn cả vạn quân Thanh xuống đầm Mực (thuộc làng Quỳnh Đô gần đó) rồi xua voi giày chết. Trước đây ở Đồng Đám có nhiều trâu, và trâu Đồng Đám nổi tiếng là béo, khỏe.
-
- Trúc mai
- Trong văn chương, trúc và mai thường được dùng như hình ảnh đôi bạn tình chung thủy, hoặc nói về tình nghĩa vợ chồng.
Một nhà sum họp trúc mai
Càng sâu nghĩa bể càng dài tình sông
(Truyện Kiều)
-
- Song nhạc
- Nhạc phụ và nhạc mẫu, tức bố và mẹ vợ (từ Hán Việt).
-
- Há dễ
- Không dễ dàng gì (từ cổ).
Làm ơn há dễ mong người trả ơn (Lục Vân Tiên)
-
- Nón cụ
- Loại nón quai thao dùng cho cô dâu đội ngày trước.