Ngẫu nhiên
-
-
Bơ vơ ớ bạn bơ vơ
Bơ vơ, ớ bạn bơ vơ
Nơi thương không có, nơi chờ cũng không -
Đôi ta chung thuỷ vẹn tuyền
-
Hỡi cô lái ơi, cô đứng bên hàng
-
Trời năng mưa năng chuyển
Trời năng mưa năng chuyển
Đất ngoài biển năng lở năng bồi
Đôi ta thương lỡ nhau rồi
Em đừng khóc nức nở, phụ mẫu đứng ngồi sao yênDị bản
Trời đừng mưa đừng chuyển
Đất ngoài biển đừng lở đừng bồi
Đôi đứa ta đã lỡ thương rồi
Chàng than thở thiếp đứng ngồi sao yên.
-
Ngồi mát ăn bát vàng
Ngồi mát ăn bát vàng
-
Con ho lòng mẹ tan tành
Con ho lòng mẹ tan tành
Con sốt lòng mẹ như bình nước sôi -
Cháu cậu mà lấy cháu cô
-
Đầu túm túm
-
Chim bay về núi tối rồi
-
Chết thì cơm nếp thịt gà
Chết thì cơm nếp thịt gà
Sống thì xin bát nước cà không choDị bản
-
Muốn về Trà Quế mà chơi
-
Dòm lên trời thấy mây bay đứt đoạn
-
Ba chục mà nhốt một lồng
-
Một chữ nên thầy, một ngày nên nghĩa
Một chữ nên thầy,
Một ngày nên nghĩa -
Thuốc rê Cao Lãnh thơm nồng
-
Tài gia là cha ăn cướp
-
Bắt cá hai tay
-
Trầm mà làm bạn quế cay
-
Con nhà giàu đẻ chợ Cày, con ăn mày đẻ chợ Gát
Chú thích
-
- Ni
- Này, nay (phương ngữ miền Trung).
-
- Tuyền
- Toàn.
-
- Hương nguyền
- Nén hương thắp lúc thề nguyền.
Mất người còn chút của tin
Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa
Mai sau dù có bao giờ
Đốt lò hương ấy, so tơ phím này
Trông ra ngọn cỏ lá cây
Thấy hiu hiu gió thì hay chị về
(Truyện Kiều - Nguyễn Du)
-
- Đay
- Một loại cây thuộc họ bông gòn, chiều cao từ 2 - 5 m, vỏ cây dùng để làm sợi. Trong Chiến tranh Đông Dương, Pháp và Nhật đã bắt dân ta "nhổ lúa trồng đay" nhằm phục vụ chiến tranh (sản xuất quân trang, quân phục), làm sản lượng lương thực bị giảm mạnh, góp phần gây nên nạn đói năm Ất Dậu ở miền Bắc.
-
- Năng
- Hay, thường, nhiều lần.
-
- Chuyển
- Thay đổi.
-
- Bồ
- Đồ cỡ lớn đựng thóc lúa, thường đan bằng tre.
-
- Họ ngoại thì con cô con cậu hay đôi con dì cũng không có phép lấy nhau, nhưng từ đời cháu trở xuống thì được phép. Đôi khi, có chuyện hai chị em một nhà hay hai cô cháu một nhà lấy một ông chồng. Tục này khác với tục Âu châu: đã lấy một người thì không được phép lấy chị em cô cháu người ấy nữa. (Việt Nam phong tục - Phan Kế Bính)
-
- Chèo chẹo
- Đòi hỏi điều gì dai dẳng đến nỗi gây khó chịu cho người khác (thường để nói trẻ nhỏ).
-
- Chúc thực
- Một nghi lễ trong phong tục tang ma. Khi linh cữu còn để ở nhà, ban đêm thân nhân túc trực quanh linh cữu làm lễ dâng cơm để tỏ lòng thương tiếc.
-
- Điểm trà
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Điểm trà, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Trà Quế
- Tên một ngôi làng nằm cách phố cổ Hội An, tỉnh Quảng Nam khoảng 3 km về hướng Đông Bắc. Tại đây có nghề truyền thống là trồng rau, nên còn gọi là làng rau Trà Quế.
-
- Xuất hạn mồ hôi
- Đổ mồ hôi đầm đìa.
-
- Thuốc rê
- Thuốc lá sợi được sản xuất theo lối thủ công, khi hút thường phải tự tay vấn thành điếu. Thuốc rê cũng có thể dùng để nhai. Những người nghiện thuốc ngày trước thường đi đâu cũng mang theo một bọc thuốc rê.
-
- Cao Lãnh
- Thành phố đồng thời là tỉnh lị của tỉnh Đồng Tháp. Cao Lãnh cũng là tên một huyện của tỉnh Đồng Tháp, cách thành phố Cao Lãnh 8 km về hướng Đông-Nam.
-
- Tài gia
- Tài chủ, chủ tài sản, còn hiểu là người có của cho vay.
-
- Bắt cá hai tay
- Theo học giả An Chi, cá ở đây nghĩa là "cá độ" (thay vì "con cá" theo cách hiểu phổ biến). Thành ngữ này vì vậy có nghĩa gốc chỉ việc bắt cả hai bên khi cá độ.
-
- Trầm hương
- Phần gỗ chứa nhiều nhựa thơm sinh ra từ thân cây dó mọc nhiều trong những cánh rừng già của nước ta.
-
- Quế
- Một loại cây rừng, lá và vỏ có tinh dầu thơm. Vỏ quế ăn có vị cay, là một vị thuốc quý (Quế chi) trong các bài thuốc Đông y. Trong văn học cổ, cây quế thường tượng trưng cho sự thanh cao, đẹp đẽ.
-
- Chợ Cày
- Cũng gọi là chợ Sáng, thuộc thị trấn Cày, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
-
- Chợ Gát
- Tên một cái chợ nay thuộc xã Việt Xuyên, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh.