Ngẫu nhiên
-
-
Bằng đống cứt voi
-
Khi khen rồi lại khi chê
-
Cấy thưa hơn bừa kĩ
-
Bởi thương nên chác lấy sầu
-
Cạn đồng thì uống nước khe
Dị bản
Cạn đồng thì uống nước khe
Hết người lịch sự thì ve người đần
-
Đắt là quế ế là củi
-
Áo vắt vai đi đâu hăm hở
– Áo vắt vai đi đâu hăm hở
Em có chồng rồi mắc cỡ lêu lêu
– Áo vắt vai anh đi dạo ruộng
Anh có vợ rồi chẳng chuộng bậu đâuDị bản
Áo vắt vai đi đâu hớn hở
Em có chồng rồi chẳng chuộng anh đâuÁo vắt vai đi đâu hớn hở
Anh có vợ rồi, em thương lỡ thì thôi
-
Dài lưng tốn vải
Dài lưng tốn vải
-
Lưỡi cày đóng sét đã lâu
-
Lòng em cay đắng quanh năm
-
Đâm lao phải theo lao
Đâm lao phải theo lao
-
Có chàng nói một cười hai
-
Gá duyên cha mẹ rằng la
-
Duyên xưa dọn quán bán hàng
Duyên xưa dọn quán bán hàng
Bây giờ thu lại một tràng cau khô -
Anh đi anh nhớ quê nhà
-
Thanh Chiêm quân cấp mất mùa
-
Hỡi người đi đó xinh thay
Hỡi người đi đó xinh thay
Có khuôn đúc tượng, cho anh đây đúc cùng
– Người sao ăn nói lạ lùng
Khuôn ai nấy đúc, đúc cùng ai cho! -
Cái cò chết tối hôm qua
-
Tay cầm ngòi bút đĩa son
Chú thích
-
- Mơ
- Còn gọi là mơ lông, một loại dây leo bằng thân quấn, sống nhiều năm. Toàn cây có lông mềm, nhất là thân, cành và lá non. Lá vò nát, có mùi khó ngửi, nên cũng có tên là thúi địt hoặc rắm chó. Lá mơ thường được dùng làm thuốc, và là gia vị không thể thiếu trong món thịt chó.
-
- Nhún trề
- Khinh ghét ra mặt (nhún vai để tỏ ý không vừa lòng, trề môi để thể hiện sự khinh bỉ).
-
- Bừa
- Nông cụ dùng sức kéo để làm nhỏ, làm nhuyễn đất, san phẳng ruộng hoặc làm sạch cỏ, có nhiều răng để xới, làm tơi đất. Bừa thường được kéo bởi người, trâu bò, ngựa, hoặc gần đây là máy kéo.
-
- Chác
- Chuốc lấy (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Gá đầu
- Chụm đầu vào nhau, tỏ thái độ âu yếm (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Ve
- Ve vãn, tán tỉnh.
-
- Chệch
- Từ gọi một cách bình dân, thiếu tôn trọng dành cho người Hoa sinh sống ở nước ta. Có ý kiến cho rằng từ này có gốc từ từ a chệch, cách người Triều Châu (một vùng ở Trung Quốc) gọi chú (em của bố). Hiện nay từ này hay bị viết và đọc nhầm là chệt hoặc chệc. Ở miền Bắc, từ này có một biến thể là chú Chiệc.
-
- Quế
- Một loại cây rừng, lá và vỏ có tinh dầu thơm. Vỏ quế ăn có vị cay, là một vị thuốc quý (Quế chi) trong các bài thuốc Đông y. Trong văn học cổ, cây quế thường tượng trưng cho sự thanh cao, đẹp đẽ.
-
- Đắt là quế, ế là củi
- Cũng là một miếng vỏ cây mà nhiều người mua, nhiều người dùng thì gọi là quế, bằng không thì kêu là củi, nghĩa là ít thì trân trọng nhiều thì khinh bạc. (Tục ngữ, cổ ngữ, gia ngôn - Huình-Tịnh Paulus Của)
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Sét
- Hoen rỉ (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Cuốc
- Nông cụ gồm một bản sắt bén (gọi là lưỡi cuốc) gắn vào ống tre cật để cầm (gọi là cán cuốc), dùng để đào xới đất. Động tác đào xới đất bằng cuốc cũng gọi là cuốc đất.
-
- Câu mâu
- Hay quạu, hay bắt lỗi bắt phép (Đại Nam quấc âm tự vị - Huình Tịnh Paulus Của).
-
- Cà nanh
- Ghen tị (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Ba thu
- Ba mùa thu, tức là ba năm. Lấy ý từ bài Thái cát (Hái rau) trong Kinh Thi, trong có đoạn:
Bỉ thái tiêu hề.
Nhất nhật bất kiến,
Như tam thu hềDịch:
Cỏ tiêu đi hái kìa ai,
Xa nhau chẳng gặp một ngày đợi trông.
Bằng ba mùa đã chất chồng."Một ngày không gặp xem bằng ba thu" thường dùng để chỉ sự nhớ nhung khi xa cách của hai người yêu nhau.
-
- Gá duyên
- Kết thành nghĩa vợ chồng.
-
- Rằng la
- Rầy la.
-
- Thanh Chiêm
- Nay là làng Thanh Chiêm thuộc xã Điện Phương, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, vốn là một trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị quan trọng của Đàng Trong. Đây là nơi chúa Nguyễn Hoàng đặt trấn, trở thành vùng yết hầu để mở cõi về phương Nam. Từ dinh trấn Thanh Chiêm, các chúa Nguyễn đã thành lập Hội An, thu hút tàu bè các nước vào buôn bán. Giáo sĩ Buzomi (người Ý) đã đặt nền móng đầu tiên cho sự hình thành của bộ chữ Quốc ngữ tại đây.
-
- Quân cấp
- Hình thức chia ruộng thời phong kiến, lấy ruộng đất công chia cho dân tính theo đầu người.
-
- Hát bội
- Một loại hình văn nghệ dân gian cổ truyền phổ biến trước đây. Đây là một loại hình mang nặng tính ước lệ. Các diễn viên hát bộ phân biệt từ mặt mũi, râu tóc, áo quần để rõ kẻ trung nịnh, người sang hèn, ai thô lậu, thanh tú, ai minh chánh, gian tà. Sắc đỏ được dùng dặm mặt để biểu hiện vai trung thần; màu xám là nịnh thần; màu đen là kẻ chân thật; màu lục là hồn ma... Dàn nhạc dùng trong hát bội gồm có những nhạc cụ như: trống chiến, đồng la, kèn, đờn cò và có khi ống sáo. Nội dung các vở hát bội thường là các điển tích Trung Hoa.
Về tên gọi, "bộ" đây có nghĩa là diễn xuất của nghệ sĩ đều phải phân đúng từng bộ diễn, nên gọi là "hát bộ", "diễn bộ", "ra bộ.. Gọi là “hát bội” là vì trong nghệ thuật hóa trang, đào kép phải đeo, phải giắt (bội) những cờ phướng, lông công, lông trĩ… lên người. Còn "tuồng" là do chữ "Liên Trường" (kéo dài liên tiếp thành một vở tuồng tích có khởi đầu truyện, có hồi kết cuộc, phân biệt với các ca diễn từng bài ngắn, từng trích đoạn), do ngôn ngữ địa phương mà thành "luông tuồng," "luôn tuồng..."
Xem vở hát bội Thần nữ dâng Ngũ Linh Kỳ.
-
- Vong
- Vong hồn (nói tắt).
-
- Vuông tròn
- Toàn vẹn, tốt đẹp về mọi mặt.