Nhớ em, anh khóc như ri
Ngập sông, tràn bãi, còn gì thân anh
Ngẫu nhiên
-
-
Cầu cao em bắc gập ghình
-
Thấy em da trắng muốn kề
-
Sao vua chín cái nằm kề
Sao vua chín cái nằm kề
Thương em từ thuở mẹ về với cha
Sao vua chín cái nằm ngang
Thương em từ thuở mẹ mang trong lòng
Sao vua chín cái nằm chồng
Thương em từ thuở mẹ bồng trên tay
Sao vua chín cái nằm ngay
Thương em từ thuở biết đi biết bò.Dị bản
Sao vua chín cái nằm kề
Thương em từ thuở má về với ba
Video
-
Đây trai thời đó cũng trai
Đây trai thời đó cũng trai
Mặc tình nhi nữ đành ai thì đành. -
Chưa nóng nước đã đỏ gọng
-
Ba chục mà nhốt một lồng
-
Ra vườn ngắt một cành chanh
Ra vườn ngắt một cành chanh
Con dao lá trúc gọt quanh tứ bề
Đôi ta đã trót lời thề
Con dao lá trúc để kề tóc mai
Bây giờ chàng đã nghe ai
Nghe trăng nghe gió, nghe ai mặc lòng
Tưởng rằng chàng ở một lòng
Ngờ đâu chàng lại đèo bòng đôi nơi … -
Chả tham nhà ngói ba tòa
-
Hữu tình nên mới xuống đây
-
Kể chuyện ông huyện về quê
-
Biên Hòa xứ bưởi thanh thanh
-
Bông chi thơm lạ thơm lùng
Bông chi thơm lạ thơm lùng
Thơm cây, thơm rễ, người trồng cũng thơmDị bản
Hoa sao thơm lạ thơm lùng
Thơm cây, thơm lá, người trồng cũng thơm
-
Chàng đi thiếp đứng trông chừng
Chàng đi thiếp đứng trông chừng
Trông sông lai láng trông rừng rừng xanh -
Thứ nhất thịt bò tái, thứ nhì gái đương tơ
-
Năm nay đắt muối rẻ cà
Năm nay đắt muối rẻ cà
Đàn ông thì ít, đàn bà tám khênh -
Thúng mủng nong nia
-
Cười như nghé
-
Bị vặn bị trói bị gài
-
Mắm ruốc lộn với mắm nêm
Chú thích
-
- Chim ri
- Một loài chim như chim sẻ, ăn thóc gạo và các loại hạt. Văn học thường dùng các thành ngữ "khóc như ri," "nổi như ri..."
-
- Gập ghình
- Gập ghềnh (phương ngữ Nam Bộ và Nam Trung Bộ).
-
- Hình dung
- Ngoại hình, dáng dấp của con người (từ cũ), cũng nói là hình dong.
Một chàng vừa trạc thanh xuân
Hình dung chải chuốt, áo khăn dịu dàng
(Truyện Kiều)
-
- Tua rua
- Tên gọi dân dã trong tiếng Việt của cụm sao phân tán M45 trong chòm Kim Ngưu (Taurus), ở Việt Nam thường thấy được vào lúc sáng sớm đầu tháng 6 dương lịch. Tua Rua còn được nông dân đồng bằng Bắc Bộ gọi là Sao Mạ vì xuất hiện trên bầu trời vào thời vụ gieo mạ lúa mùa chính vụ. Trong bầu trời đêm thì mắt thường có thể nhìn thấy chín ngôi sao sáng nhất của cụm sao này, vì thế trong dân gian mới có câu "Sao Tua (Vua) chín cái nằm kề."
-
- Chưa nóng nước đã đỏ gọng
- Chỉ những người nhát gan, như tôm cua luộc chưa nóng nước đã sợ, gọng (càng) đã đỏ lên.
-
- Dao lá trúc
- Dao sắc bén và mỏng như lá trúc.
-
- Tứ bề
- Bốn bề, xung quanh.
-
- Đèo bòng
- Mang lấy vào mình cái làm cho vương vấn, bận bịu thêm (thường nói về tình cảm yêu đương).
-
- Rức lác
- Nói chuyện ồn ào, rầm rĩ.
Quận Châu mới sợ, mở ngay cửa ra. Các quân chen vai nhau mà vào. Bấy giờ Quận Huy đã cỡi voi ra giữa sân, cầm gươm trỏ ra nói rằng:
- Ba quân bay không được rức lác, phải đâu về đấy, không thì tao chém đầu chúng bay!
Các quân vẫn sợ thanh thuế Quận Huy, coi thấy cưỡi voi dữ dội, đều ngồi xuống cả, không dám nói gì.
(Hoàng Lê nhất thống chí)
-
- Trống chầu
- Loại trống lớn thường được đặt trên giá gỗ, đánh bằng dùi lớn trong các buổi hát bội, lễ hội đình chùa. Lưu ý: phân biệt với loại trống chầu gõ trong các buổi hát ả đào ở miền Bắc.
-
- Canh
- Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Biên Hòa
- Địa danh nay là thành phố trực thuộc tỉnh Đồng Nai, nổi tiếng với đặc sản bưởi Biên Hòa. Trong thời kì Pháp thuộc, người Pháp mở nhiều đồn điền cao su tại đây, đồng thời xây dựng ga xe lửa Biên Hòa thuộc tuyến xe lửa Sài Gòn-Mỹ Tho phục vụ cho nhu cầu vận chuyển nhân công và thành phẩm.
-
- Trai (gái) tơ
- Trai gái mới lớn, chưa có vợ có chồng.
-
- Mủng
- Cái thúng (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Nia
- Dụng cụ đan bằng tre, hình tròn, có vành, rất nông, dùng để đựng và phơi nông sản (gạo, lúa)...
-
- Cười như nghé
- Cười không thành tiếng, cười nhìn ngờ nghệch.
-
- Rế
- Vật dụng làm bếp, thường đan bằng tre nứa, hình tròn, để đỡ nồi chảo cho khỏi bỏng và dơ tay.
-
- Mắm nêm
- Cũng gọi là mắm cái ở một số vùng, một loại mắm lên men từ cá, có nhiều ở miền Trung và miền Nam, dùng làm nước chấm trong các bữa ăn. Tùy theo phong tục từng vùng mà mắm nêm được pha với các loại gia vị khác nhau, thường là tỏi, ớt, thơm (dứa)...