Ngó lên trời thấy mây trong lại trắng
Ngó xuống nước thấy nước trắng lại trong
Nhỏ nhỏ như em chắc dạ bền lòng
Lỡ duyên chịu lỡ, đóng cửa loan phòng đợi anh.
Ngẫu nhiên
-
-
Trăm năm đành lỗi hẹn hò
Trăm năm đành lỗi hẹn hò
Cây da bến cộ con đò khác đưa
Cây da bến cộ còn lưa
Con đò đã thác năm xưa tê rồiDị bản
-
Trèo lên cây trắc ngắt lá đinh lăng
Trèo lên cây trắc ngắt lá đinh lăng
Dòm xuống thấy có chữ rằng:
“Họa phước vô môn”
Trai khôn khó kiếm, gái khôn khó tìm
Ngó lên trăng khuyết lưỡi liềm
Muốn vô gá nghĩa, sợ nỗi niềm mẹ cha.Dị bản
Chữ rằng “Họa phước vô môn”
Sang giàu dễ kiếm, người khôn khó tìm
-
Bao giờ nước ngọt đường cay
Bao giờ nước ngọt đường cay
Gánh vừa lon gạo thì thằng Tây ở tùDị bản
Chừng nào muối ngọt đường cay
Gánh vừa lon gạo thì thằng Tây ở tù
-
Tới đây phân rẽ đôi đường
-
Một bồn hai kiểng kém xanh
Dị bản
Một bồn một kiểng tuổi xanh
Một chàng, hai thiếp khổ anh nhiều bề
-
Vườn rộng thời lắm tổ sâu
Vườn rộng thời lắm tổ sâu
Mẹ nào con nấy giống nhau rành rành -
Thà nằm tàu chuối có đôi
Thà nằm tàu chuối có đôi
Còn hơn chiếu tốt lẻ loi một mìnhDị bản
Đêm nằm tàu chuối có đôi
Hơn nằm chiếu tốt lẻ loi một mình
-
Người ta có cửa có nhà
Người ta có cửa có nhà
Thân tôi trôi nổi bớ bà ấy ơi -
Tôm đi chạng vạng, cá đi rạng đông
Dị bản
Tôm chạng vạng, cá rạng đông
-
Thinh thinh rinh cối đá
Dị bản
Làm thinh rinh cục bự
-
Ba chìm bảy nổi sáu lại lênh đênh
Ba chìm bảy nổi sáu lại lênh đênh
Bạn nghe ai bào trơn chuốt mỏng bỏ mình bơ ngơ -
Sẵn tiền của Chệt cứ xài
-
Anh hùng như thể thân lươn
-
Cùng nguyền một tấm lòng son
-
Thương em chẳng dám tới nhà
Thương em chẳng dám tới nhà
Đi qua đi lại hỏi gà bán chơi
Thấy em như thấy mặt trời
Thấy thời thấy vậy, trao lời khó traoDị bản
Thấy anh như thấy mặt trời
Chói chang khó ngó trao lời khó trao
-
Dù cho cho đến bao giờ
-
Yêu em không phải em giòn
-
Cô Hai buôn bán tảo tần
-
Tậu voi chung với đức ông
Dị bản
Tậu voi chung với đức ông
Voi thời ông cưỡi mà cồng tôi mang
Chú thích
-
- Phòng loan
- Phòng của đôi vợ chồng, nhất là vợ chồng mới cưới. Cũng có thể hiểu là phòng của người phụ nữ. Xem thêm chú thích Loan.
Người vào chung gối loan phòng
Nàng ra tựa bóng đèn chong canh dài
(Truyện Kiều)
-
- Đa
- Một loại cây thân thuộc, được coi như biểu tượng của làng quê Việt Nam, cùng với giếng nước và sân đình. Cây đa cổ thụ có tán rất rộng, có nhiều gốc và rễ phụ. Ở một số địa phương, cây đa còn được gọi là cây đa đa, hoặc cây da. Theo học giả An Chi, tên cây bắt nguồn từ đa căn thụ 多根樹 (cây nhiều rễ), “một hình thức dân dã mà văn chương Phật giáo dùng để mô tả và gọi tên cây một cách súc tích nhất có thể có.”
-
- Cộ
- Cũ (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Lưa
- Còn sót lại (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Có bản chép: sãi đò.
-
- Thác
- Chết, mất, qua đời (từ Hán Việt).
-
- Tê
- Kia (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Chừ
- Giờ. Bây chừ nghĩa là "bây giờ" (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Trắc
- Loại cây lớn, cho gỗ quý, thường dùng để làm đồ thủ công mĩ nghệ, chạm khảm...
-
- Đinh lăng
- Còn có tên là cây gỏi cá, một loài cây nhỏ thường được trồng làm cảnh hay làm thuốc trong y học cổ truyền. Ngoài ra, lá đinh lăng cũng là nguyên liệu chế biến nhiều món ăn rất ngon như gỏi cá, bánh xèo, bánh tráng phơi sương cuốn thịt luộc...
-
- Họa phúc vô môn
- Trích từ một câu trong sách Minh Tâm Bửu Giám "Họa phúc vô môn, duy nhân tự chiêu" (chuyện lành chuyện dữ đều không có cửa đến, mà chỉ do người tự chuốc lấy).
-
- Gá nghĩa
- Kết nghĩa (gá nghĩa vợ chồng, gá nghĩa anh em), tiếng miền Nam còn đọc trại thành gá ngãi.
-
- Hạnh
- Trong ca dao, chữ hạnh ghép với các danh từ khác (như buồm hạnh, buồng hạnh, phòng hạnh, vườn hạnh, ...) thường dùng để chỉ những vật thuộc về người phụ nữ, trong các ngữ cảnh nói về sự hi sinh, lòng chung thủy, hay những phẩm hạnh tốt nói chung của người phụ nữ. Có thể hiểu cách dùng như trên bắt nguồn từ ý nghĩa chung của từ hạnh là nết tốt.
-
- Cố hương
- Quê cũ (từ Hán Việt).
Sao chưa về cố hương?
Chiều chiều nghe vượn hú
Hoa lá rụng buồn buồn
Tiễn đưa về cửa biển
Những giọt nước lìa nguồn
(Hương rừng Cà Mau - Sơn Nam)
-
- Một bồn hai kiểng
- Một chậu trồng hai cây cảnh.
-
- Rinh
- Bê (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Cối
- Đồ dùng để đâm, giã, xay, nghiền (ví dụ: cối giã gạo, cối đâm trầu, cối đâm bèo).
-
- Chệch
- Từ gọi một cách bình dân, thiếu tôn trọng dành cho người Hoa sinh sống ở nước ta. Có ý kiến cho rằng từ này có gốc từ từ a chệch, cách người Triều Châu (một vùng ở Trung Quốc) gọi chú (em của bố). Hiện nay từ này hay bị viết và đọc nhầm là chệt hoặc chệc. Ở miền Bắc, từ này có một biến thể là chú Chiệc.
-
- Lươn
- Loài cá nước ngọt, thân hình trụ, dài khoảng 24-40 cm, đuôi vót nhọn, thoạt nhìn có hình dạng như rắn. Lươn không có vảy, da trơn có nhớt, màu nâu vàng, sống chui rúc trong bùn ở đáy ao, đầm lầy, kênh mương, hay ruộng lúa. Lươn kiếm ăn ban đêm, thức ăn của chúng là các loài cá, giun và giáp xác nhỏ.
Ở nước ta, lươn là một loại thủy sản phổ biến, món ăn từ lươn thường được coi là đặc sản. Lươn được chế biến thành nhiều món ngon như: cháo lươn, miến lươn, lươn xào...
-
- Lòng son
- Lòng bền vững không lay chuyển (cũng thường có cách nói: lòng son sắt, lòng son dạ sắt).
-
- Dương gian
- Cõi dương, thế giới của người sống, đối lập với cõi âm hay âm phủ là thế giới của người chết.
-
- Âm phủ
- Cũng gọi là âm ty, âm cung, một khái niệm trong tín ngưỡng dân gian của nhiều dân tộc. Theo đó, linh hồn của người chết sẽ được đưa đến âm phủ, được luận xét công tội khi còn là người trần, sau đó tuỳ mức độ công tội mà được đưa đi đầu thai (thành người hoặc vật) hoặc phải chịu các hình phạt khủng khiếp. Trong văn hoá Trung Hoa và Việt Nam, âm phủ cũng có hệ thống như trần gian: đứng đầu âm phủ là Diêm Vương (cũng gọi là Diêm La Vương, nên âm phủ còn có tên là Điện Diêm La), dưới là các phán quan, cuối cùng là các quỷ dạ xoa.
-
- Thời
- Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."
-
- Chữ đồng
- Từ cụm từ Hán Việt "đồng tâm đái," hoặc "dải đồng," chỉ sợi thắt lưng ngày xưa có hai dải lụa buộc lại với nhau. Văn chương cổ dùng từ "chữ đồng" hoặc "đạo đồng" để chỉ sự kết nguyền chung thủy của vợ chồng.
Đã nguyền hai chữ đồng tâm
Trăm năm thề chẳng ôm cầm thuyền ai
(Truyện Kiều)
-
- Giòn
- Xinh đẹp, dễ coi (từ cổ).
-
- Tảo tần
- Cũng như tần tảo, chỉ người phụ nữ khéo thu vén công việc trong nhà. Tần 苹 là bèo, tảo 藻 là rong, hai thứ rau cỏ mọc dưới nước, người Trung Hoa cổ dùng vào việc cúng tế. Thơ "Thái tần" trong Kinh Thi ca ngợi người vợ biết chu toàn việc cúng tế tổ tiên, viết: "Vu dĩ thái tần, nam giản chi tân. Vu dĩ thái tảo, vu bỉ hành lạo" (Hái bèo ở đâu, bên bờ khe nam. Hái rong ở đâu, bên lạch nước kia). "Tảo tần" còn chỉ sự vất vả cực khổ.
-
- Tậu
- Mua sắm vật có giá trị lớn (tậu trâu, tậu nhà)...
-
- Cồng
- Nhạc cụ dân tộc thuộc bộ gõ, được làm bằng đồng thau, hình tròn như chiếc nón quai thao, đường kính khoảng từ 20 cm đến 60 cm, ở giữa có hoặc không có núm. Người ta dùng dùi gỗ có quấn vải mềm (hoặc dùng tay) để đánh cồng, chiêng. Cồng, chiêng càng to thì tiếng càng trầm, càng nhỏ thì tiếng càng cao. Nhân dân ta thường đánh cồng chiêng trong các dịp lễ hội, hoặc khi ra trận để cổ vũ tinh thần quân sĩ.