Khua mõ không bằng gõ thớt
Dị bản
Rao mõ không bằng gõ thớt
Rao mõ không bằng gõ thớt
Chiền chiện làm tổ cây dâu
Ai bắt được nó, nó tâu tận rời
Khôn thì trong trí lượng ra
Dại thì học lỏm người ta bề ngoài
No ăn đắt bói, đói ăn đắt khoai
Con tôi buồn ngủ buồn nghê
Buồn ăn cơm nếp cháo kê thịt gà
Nhà còn có một quả cà
Làm sao đủ miếng cơm và cho con
Con tôi khóc héo, khóc hon
Khóc đòi quả thị méo trôn đầu mùa
Con thèm phẩm oản trên chùa
Con thèm chuối ngự tiến vua của làng
Con thèm gạo cốm làng Ngang
Con thèm ăn quả dưa gang làng Quài
Con thèm cá mát canh khoai
Con thèm xơ mít, thèm tai quả hồng
Con thèm đuôi cá vây bông
Thèm râu tôm rảo, thèm lòng bí đao
Ai ơi đừng lấy thuyền chài
Sớm mai tới tối ở hoài dưới sông
Ăn có nơi
Chơi có chốn
Sống chẳng được nhờ, chết phải để tang
Ai về em gởi bức thơ
Hỏi người bạn cũ bây giờ nơi nao
Non kia ai đắp mà cao
Sông kia, biển nọ ai đào mà sâu
Tuy rằng ăn đây ở đây
Tậu vườn nơi khác, trồng cây đã thành
Ra đi gặp vịt cũng lùa
Gặp duyên cũng kết, gặp chùa cũng tu
Ra đi gặp vịt thì lùa
Gặp cướp thì đánh, gặp chùa thì tu
Ra đi gặp vịt thì lùa
Gặp gái cũng chọc, gặp chùa cũng tu
Con tài lo láo lo kiêu
Con ngu thì lại lo sao kịp người
Chớ thấy hùm ngủ vuốt râu
Đến khi hùm dậy, đầu lâu chẳng còn
Lang bạt kì hồ
Tái trí kì vĩ
Công tốn thạc phu
Xích tích kỉ kỉ
Theo đó lang bạt kì hồ có nghĩa là “con sói giẫm lên cái yếm cổ của nó” (nên lúng túng không đi tới được). Tuy nhiên, nghĩa gốc này hiện nay không nhiều người biết đến, và tuyệt đại đa số hiểu theo nghĩa "lang thang nay đây mai đó." Theo học giả An Chi: Không biết được ý nghĩa đích thực của câu đang xét, người ta đã liên hệ các thành tố của nó với những yếu tố mà mình đã biết: “lang” với “lang thang”, “bạt” với “phiêu bạt”, “hồ” với “giang hồ”, chẳng hạn. Thế là thành ra cái nghĩa “sống lang thang rày đây mai đó.”
Trước giờ ra về, bao giờ nó cũng bóc thị ra và hai đứa tôi cùng ăn. Ăn xong, chúng tôi không quên dán những mảnh vỏ thị lên bàn rồi ngoẹo cổ nhìn. Những mảnh vỏ thị được bóc khéo khi dán lên bàn hoặc lên tường trông giống hệt một bông hoa, có khi là hoa quì, có khi là hoa cúc đại đóa, có khi là một loài hoa không tên nào đó màu vàng.
(Mắt biếc - Nguyễn Nhật Ánh)
Cá mát vừa lành vừa bổ, thịt thơm ngon, mỡ béo, ít xương, tốt cho sức khỏe. Ở nước ta, cá mát có nhiều ở sông Giăng, Nghệ An, và được xem là đặc sản Nghệ An.