Dùi đánh đục thì đục đánh săng
Đánh đòn lí trưởng thì văng cả làng
Ngẫu nhiên
-
-
Khó ăn phận khó, chớ có đọ chi
Khó ăn phận khó, chớ có đọ chi
-
Anh biểu em đừng thở vắn than dài,
-
Phú quý toà loa miệng tộ, bần cùng tu hú miệng ve
-
Gió thu thổi ngọn phù dung
-
Không vay mà trả
-
Thầy dốt mà đọc kinh khôn
Thầy dốt mà đọc kinh khôn
Đến khi đọc dồn í ả ì a! -
Miếng ăn là miếng nhục
Miếng ăn là miếng nhục
Dị bản
Miếng ăn là miếng tồi tàn
-
Chẳng viếng thăm, mình nói bạc tình
-
Bán đổ bán tháo
Bán đổ bán tháo
Dị bản
Bán tháo bán đổ
-
Có chồng gần mẹ gần cha
Có chồng gần mẹ gần cha
Như cây gần giếng, sau mà nương thân. -
Sột soạt như lá chuối khô
-
Giàu làm chị
-
Xứ độc địa người đi ít lại
Xứ độc địa người đi ít lại
Chốn hiểm nguy có vãng không lai
Anh đi phụ rẫy trúc mai
Bỏ em than vắn thở dài nhớ thương -
Tật mày hay nói lâm râm
Tật mày hay nói lâm râm
Lại đây tao hẳn nói thầm mày nghe -
Trâu buộc thì ghét trâu ăn
Trâu buộc thì ghét trâu ăn
Quan võ thì ghét quan văn dài quần -
Xấu chả thì cũng xấu nem
-
Má ơi con muốn lấy thầy
-
Ban ngày cả nước lo việc nhà, ban đêm cả nhà lo việc nước
-
Năng ăn hay đói, năng nói hay lầm
Năng ăn hay đói, năng nói hay lầm
Chú thích
-
- Săng
- Quan tài.
-
- Lí trưởng
- Tên một chức quan đứng đầu làng (lí: làng, trưởng: đứng đầu), bắt đầu có từ đời Minh Mệnh nhà Nguyễn.
-
- Biểu
- Bảo (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Cửa sài
- Từ chữ sài môn, nghĩa là cổng củi, cổng của nhà nghèo.
-
- Tòa loa
- (Miệng) mở rộng. Có ý kiến cho rằng tòa là phối ngữ âm, loa là con ốc, nên tòa loa chỉ miệng rộng như miệng ốc. Những người nói nhiều cũng thường bị giễu là "cái miệng tòa loa."
-
- Tộ
- Cái tô bằng đất nung, thường dùng để kho thịt, cá. Những món kho trong tộ gọi là kho tộ (thịt heo kho tộ, cá lóc kho tộ...)
-
- Phù dung
- Còn gọi là mộc phù dung, địa phù dung, mộc liên, loại cây thân nhỡ có hoa, lá có năm cánh, hoa lớn, có hai loại là hoa đơn và hoa kép, hoa nở xòe to bằng cái bát, chất cánh xốp, trông như hoa giấy. Hoa thay đổi màu sắc từ sáng đến chiều (sáng trắng, trưa hồng, chiều đỏ).
-
- Má hồng
- Từ chữ hồng nhan (cũng nói là hường nhan ở Nam Bộ), từ dùng trong văn thơ cổ chỉ người con gái đẹp.
Phận hồng nhan có mong manh
Nửa chừng xuân thoắt gãy cành thiên hương
(Truyện Kiều)
-
- Rau má
- Một loại cây thân thảo ngắn ngày, thường được trồng để ăn tươi hoăc sắc lấy nước uống. Nước rau má có tác dụng giải độc, hạ huyết áp, làm mát cơ thể. Lá rau má hình thận, nhỏ bằng đồng xu.
-
- Giời
- Trời (phương ngữ Bắc và Bắc Trung Bộ).
-
- Phụ mẫu
- Cha mẹ (từ Hán Việt).
-
- Hồ Long Vân
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Hồ Long Vân, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Lụy
- Nhẫn nhịn, chiều theo ý người khác vì cần nhờ vả họ.
-
- Chả
- Món ăn làm từ thịt, cá hay tôm băm hoặc giã nhỏ, ướp gia vị, rồi rán hoặc nướng, dùng để ăn kèm cơm hay bún, bánh cuốn, bánh phở. Ở miền Bắc, món này được gọi là chả.
-
- Nem
- Một món ăn làm từ thịt lợn, lợi dụng men của các loại lá (lá ổi, lá sung...) và thính gạo để ủ chín, có vị chua ngậy. Nem được chia làm nhiều loại như nem chua, nem thính... Nem phổ biến ở nhiều vùng, mỗi vùng đều có hương vị riêng: Vĩnh Yên, làng Ước Lễ (Hà Đông), làng Vẽ (Hà Nội), Quảng Yên (Quảng Ninh), Thanh Hóa, Đông Ba (Huế), Ninh Hòa (Khánh Hòa), Thủ Đức (thành phố Hồ Chí Minh), Lai Vung (Đồng Tháp)...
-
- Thầy
- Cha, bố (phương ngữ một số địa phương Bắc và Bắc Trung Bộ).
-
- Ôn dịch
- Tên gọi chung những bệnh truyền nhiễm có khả năng lan nhanh và rộng trở thành nạn dịch, gây chết người hàng loạt. Từ chữ Hán ôn 瘟 và dịch 疫, đều có nghĩa là bệnh truyền nhiễm. Trong ngôn ngữ hàng ngày, từ này còn dùng để mắng, chửi rủa.
-
- Dành dành
- Còn tên gọi khác là chi tử, huỳnh can, là một loại cây mọc hoang ở rừng, được các nhà nghiên cứu thảo dược phát hiện đưa về trồng trong vườn thuốc. Cây dành dành là một vị thuốc quý chuyên trị các bệnh về gan, mật, đặc biệt là các chứng đau mắt.
-
- Ban ngày cả nước lo việc nhà, ban đêm cả nhà lo việc nước
- Mô tả hài hước tình trạng mất nước thường xuyên ở thành phố vào thời bao cấp: nhà nhà phải đợi đến khuya để thay phiên nhau hứng nước.