Lên Ngàn Sâu, Ngàn Phố,
Đi chặt ná phá cây
Ốm da bủng, bụng báng,
Gấy chạy thuốc chạy thầy
Ngẫu nhiên
-
-
Lục bình bát giác cắm các bông hường
Dị bản
-
Bé không vin, cả gẫy cành
Bé không vin, cả gẫy cành
-
Ở nhà gọi bằng cha, bằng ông
-
Đĩ có tông, ai giồng nên đĩ
-
Ba gian nhà rạ lòa xòa
-
Đã toan nói chuyện cùng nhau
-
Hột cơm còn dính kẽ răng
Dị bản
Miếng cơm còn dính kẽ răng
-
Bồng bồng cõng rồng đi chơi
-
Mình em như con cá thả trong thùng
-
Trai bất tài chưa làm đã hỏi
Trai bất tài chưa làm đã hỏi
Gái vô duyên chưa nói đã cười -
Chiều chiều ra đứng bờ ao
Chiều chiều ra đứng bờ ao
Nước kia không khát, khát khao duyên chàng -
Buồn hư rồi lại buồn hao
-
Nói quá vạ thân
Nói quá vạ thân
-
Anh thương em từ thuở mẹ bồng
Anh thương em từ thuở mẹ bồng,
Bây giờ em lớn, lấy chồng bỏ anh -
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Mẹ em cứ bảo không lồn
-
Nước trong thấy đá, cá lội thấy kì
-
Cày thuê cuốc mướn
Cày thuê cuốc mướn
-
Chiều chiều chim vịt ủ ê
-
Cả mô là đồ làm biếng
Chú thích
-
- Ngàn Sâu
- Một chi lưu chính của sông La, dài khoảng 131 km, bắt nguồn từ vùng núi Ông Giao Thừa (cao 1.100 m) và núi Cũ Lân (cao 1.014 m) thuộc dãy núi Trường Sơn nằm trên địa bàn giáp ranh của hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình. Sông chảy về hướng Bắc qua huyện Hương Khê, Vũ Quang, Đức Thọ và Hương Sơn (tỉnh Hà Tĩnh) rồi hợp lưu với sông Ngàn Phố tại ngã ba Tam Soa (hay bến Tam Soa), huyện Đức Thọ tạo thành sông La.
-
- Ngàn Phố
- Một phụ lưu của sông La, chảy chủ yếu trong địa phận huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.
Đẹp lắm anh ơi! Con sông Ngàn Phố
Sáng cả đôi bờ hoa bưởi trắng phau
Nay mai những chuyến đò xuôi ngược
Bưởi quê mình rời bến nối đuôi nhau...
(Mùa hoa bưởi - Tô Hùng)
-
- Bụng báng
- Bụng to do nước ứ trong ổ bụng hoặc sưng lá lách.
-
- Gấy
- Gái (phương ngữ Bắc Trung Bộ). Cũng hiểu là vợ.
-
- Độc bình
- Đọc trại là lục bình hoặc lộc bình, một vật dụng bằng gỗ, sứ hoặc đồng, dạnh thuôn, cổ cao, dùng để cắm hoa trên bàn thờ hoặc để trang trí.
-
- Bát giác
- Tám góc (từ Hán Việt). Hình bát giác là hình tám góc (tám cạnh).
-
- Cương thường
- Cũng đọc là cang thường, cách nói tắt của tam cương ngũ thường, một khái niệm về đạo lí của Nho giáo trong chế độ phong kiến dành cho nam giới. Tam cương nghĩa là ba giềng mối (cương là đầu mối của lưới, nắm được cương thì các mắt lưới sẽ giương lên), gồm có quân thần (vua tôi), phụ tử (cha con), và phu phụ (chồng vợ). Ngũ thường (năm đức tính phải có) gồm: Nhân (đức khoan dung), lễ (lễ độ), nghĩa (đạo nghĩa), trí (trí tuệ) và tín (lòng thành thật).
Trong ca dao - dân ca, đạo cang thường thường dùng để chỉ tình cảm vợ chồng.
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Tông
- Dòng dõi, tổ tiên (từ Hán Việt).
-
- Rạ
- Rơm, phần còn lại của lúa sau khi gặt. Nhân dân ta thường dùng rơm rạ để lợp nhà hoặc làm chất đốt.
-
- Khúc nôi
- Nỗi lòng tâm sự thầm kín khó nói ra (từ cũ). Cũng nói là khúc nhôi.
-
- Hột cơm còn dính kẽ răng
- Cơm (được người khác cho) ăn còn dính ở kẽ răng (đã mở miệng chê bai hoặc phản bội).
-
- Lích kích
- Lịch kịch. Phiền phức và mất nhiều công.
-
- Nơm
- Dụng cụ bắt cá, được đan bằng tre, hình chóp có miệng rộng để úp cá vào trong, chóp có lỗ để thò tay vào bắt cá.
-
- Tự ải
- Tự thắt cổ chết (ải tiếng Hán nghĩa là thắt cổ), có thể hiểu theo nghĩa rộng là tự sát.
-
- Cỏ may
- Một loại cỏ thân cao, có nhiều hoa nhỏ thành chùm màu tím sậm, hay gãy và mắc vào quần áo (có lẽ vì vậy mà thành tên cỏ may). Cỏ may xuất hiện rất nhiều trong văn thơ nhạc họa.
Hồn anh như hoa cỏ may
Một chiều cả gió bám đầy áo em
(Hoa cỏ may - Nguyễn Bính)
-
- Kì
- Hàng vây (gai) cứng trên sống lưng cá (từ Hán Việt).
-
- Lỗi đạo vô nghì
- Không có tình nghĩa, đạo lí.
-
- Chim vịt
- Một loại chim thường gặp ở các vùng đồng quê nước ta. Chim trống trưởng thành dài khoảng một gang tay, có màu xám nâu ở phần trên và màu cam ở dưới bụng, đầu có màu xám kéo xuống đến phần trên của ngực. Lông đuôi của chúng có những khuyên màu trắng trên nền đen hay nâu sẫm. Chân và bàn chân có màu vàng, mắt đỏ, mỏ thường có màu nâu sẫm, gốc mỏ màu vàng nhạt, mép mỏ hơi hồng. Chim mái trông tương tự như chim trống nhưng thiên về tông màu nâu.
Tiếng gù của chim vịt trống gồm một chuỗi âm vực tăng dần từ thấp đến cao rồi lại giảm dần xuống thấp với khoảng 11-12 âm vực khác nhau, nghe rất thê lương, buồn bã.
-
- Cả mô là đồ làm biếng
- Theo học giả An Chi, cả mô ở đây có nghĩa là cả đống, cả mớ. Làm cả mô nghĩa là ôm đồm, bưng xách nhiều thứ, làm biếng nên cố làm một lần cho chóng xong thay vì cẩn thận làm từ từ.