Chuyện đời, vợ vợ chồng chồng
Thương nhau cũng vội, dứt lòng cũng mau
Ngẫu nhiên
-
-
Chèo ghe đi bán lòng tong
-
Chim lẻ bạn còn bay về non đảnh
-
Ai qua quán Trắng phố Nhồi
Ai qua quán Trắng phố Nhồi
Để thương để nhớ cho tôi thế này
Trèo lên cây khế nửa ngày
Ai làm chua xót lòng này khế ơi
Khế héo khế lại mọc chồi
Con dao lá trúc thìa vôi têm trầu
Từ ngày ta phải lòng nhau
Bỏ buôn bỏ bán bỏ giầu chợ phiênDị bản
Ai qua quán Trắng phố Nhồi
Để thương để nhớ cho tôi thế này
Trèo lên cây khế nửa ngày
Ai làm chua xót lòng mày khế ơi
Bây giờ tôi đứng tôi ngồi
Con dao lá trúc bình vôi têm trầu
-
Cầm hơi miếng bánh đúc vôi
-
Kiếm nơi nước vận, cát đùa
-
Vè nói trạng
Láo thiên láo địa,
Láo từ ngoài Sịa láo vô
Ngồi buồn nói chuyện láo thiên:
Lúc nhỏ tôi có đi khiêng ông Trời
Ra đồng thấy muỗi bắt dơi,
Bọ hung làm giỗ có mời ông voi
Nhà tôi có một củ khoai,
Xắt ra bảy thúng hẳn hòi còn dư
Nhà tôi có một củ từ,
Bới lên một củ nó hư cả vườn.
Tôi vừa câu được con lươn
Cái thịt làm chả, cái xương đẽo chày
Nhà tôi có một cối xay
Đầu cong bịt bạc, đầu ngay bịt vàng … -
Thân em khác thể bông gòn
-
Trâu sút vó chó sút lông
-
Đêm năm canh, anh ngủ có ba
-
Đố ai chừa được rượu tăm
-
Đến đây thủ lễ nghiêng mình
-
Tam niên học vấn bất khuy viên
-
Chọc vào chĩnh mắm thối
-
Khôn lỏi sao bằng giỏi đàn
Khôn lỏi sao bằng giỏi đàn
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Nhân lúc rỗi đồ ngồi nhàn hạ
-
Nhà như tàu tượng
-
Chim nhàn xớt cá lên khơi
-
Ăn thì ăn những miếng ngon
Ăn thì ăn những miếng ngon
Làm thì chọn việc cỏn con mà làm -
Bắc cầu cho kiến bò qua
Dị bản
Bắc cầu cho kiến leo qua,
Ðể cho ai đó qua nhà tôi chơi.
Chú thích
-
- Lòng tong
- Còn gọi là lòng đong, tên gọi chung của một số loại cá nước ngọt hoặc nước lợ, thân nhỏ, thường được người dân đem kho khô hoặc kho nước với tiêu bột ăn cơm nóng.
-
- Đảnh
- Đỉnh (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Cũng chỉ đỉnh núi, đỉnh đèo.
-
- Vợ Trang Tử là người đàn bà trắc nết, chồng vừa chết đã toan theo trai. Xem thêm.
-
- Kiều Nguyệt Nga
- Tên nhât vật nữ chính trong truyện thơ Lục Vân Tiên. Kiều Nguyệt Nga là một người con gái xinh đẹp, đức hạnh, được Vân Tiên cứu thoát khỏi tay bọn cướp Phong Lai. Nghe tin Vân Tiên chết, nàng đã ôm bức hình Vân Tiên nhảy xuống sông tự vẫn, nhưng được Phật Bà đưa dạt vào vườn hoa nhà họ Bùi. Bùi Kiệm ép nàng lấy hắn. Nàng trốn đi, nương tựa nhà một bà lão dệt vải. Sau này khi Vân Tiên dẹp giặc Ô Qua, đi lạc vào rừng đã gặp lại Nguyệt Nga, hai người sống sum vầy hạnh phúc.
Kiều Nguyệt Nga được người dân Nam Bộ xem là biểu tượng của lòng chung thủy.
-
- Hòa Đình
- Cũng tên là Lồi Đình, tên Nôm là Nhồi, một làng quan họ xưa, nay thuộc phường Võ Cường, thành phố Bắc Ninh.
-
- Khế
- Cây thân gỗ vừa, có nhiều cành, không cần nhiều ánh nắng. Hoa màu tím hồng pha trắng, mọc ở nách lá hoặc đầu cành. Quả khế có 5 múi nên lát cắt ngang tạo thành hình ngôi sao, quả còn non màu xanh, khi chín có màu vàng. Có hai giống khế là khế chua và khế ngọt. Cây khế là hình ảnh thân thuộc của làng quê Bắc Bộ.
-
- Dao lá trúc
- Dao sắc bén và mỏng như lá trúc.
-
- Bình vôi
- Ngày xưa nhân dân ta thường hay ăn trầu với cau và vôi. Bình vôi là dụng cụ bằng gốm hay kim loại để đựng vôi ăn trầu, đôi khi được chế tác rất tinh xảo, và tùy theo hình dạng mà cũng gọi là ống vôi.
-
- Têm trầu
- Quệt vôi vào lá trầu không, cuộn lại rồi cài chặt lại bằng cuống lá để thành một miếng trầu vừa miệng ăn.
-
- Chợ phiên
- Chợ họp có ngày giờ nhất định.
-
- Bánh đúc
- Bánh nấu bằng bột gạo tẻ hoặc bột ngô quấy với nước vôi trong, khi chín đổ ra cho đông thành tảng, thường được ăn kèm với mắm tôm. Bánh đúc là món quà quen thuộc của làng quê.
-
- Vận
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Vận, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Đùa
- Lùa mạnh qua (gió đùa, nước đùa, lấy tay đùa...)
-
- Gá
- Gắn bó không chặt chẽ, thường dùng trong những trường hợp quan hệ tình nghĩa không như ý.
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Sịa
- Một địa danh nay là tên thị trấn của huyện Quảng Điền nằm ở phía bắc của Thừa Thiên-Huế, cách thành phố Huế khoảng 30km theo hướng Đông trên Quốc lộ 1. Về tên Sịa, có một số giả thuyết:
- Sịa là cách đọc trại của sỉa, cũng như sẩy (trong sẩy chân), nghĩa là vùng trũng, vùng sỉa, lầy.
- Sịa là cách đọc trại của sẻ. Vùng Sịa xưa là vùng có nhiều lúa, chim sẻ thường về.
- Sịa là cách đọc trại của sậy, vì trước đây vùng này nhiều lau sậy.
-
- Láo thiên
- Tương tự "láo địa", cùng nghĩa là nói tào lao, nói dóc trên trời dưới đất
-
- Bọ hung
- Một loài bọ cánh cứng ăn phân, đầu có râu và sừng cứng chắc, ngực gắn 6 chân.
-
- Khoai từ
- Loại khoai thuộc họ củ nâu. Ở Việt Nam, loại có gai phân bố ở Phú Quốc, loại không gai phân bố rộng rãi, ngoài ra còn có củ từ nước mọc ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ. Khoai từ thường dùng làm lương thực, thực phẩm và là một vị thuốc với nhiều công dụng.
-
- Lươn
- Loài cá nước ngọt, thân hình trụ, dài khoảng 24-40 cm, đuôi vót nhọn, thoạt nhìn có hình dạng như rắn. Lươn không có vảy, da trơn có nhớt, màu nâu vàng, sống chui rúc trong bùn ở đáy ao, đầm lầy, kênh mương, hay ruộng lúa. Lươn kiếm ăn ban đêm, thức ăn của chúng là các loài cá, giun và giáp xác nhỏ.
Ở nước ta, lươn là một loại thủy sản phổ biến, món ăn từ lươn thường được coi là đặc sản. Lươn được chế biến thành nhiều món ngon như: cháo lươn, miến lươn, lươn xào...
-
- Chày giã gạo
- Ngày xưa người ta giã gạo trong cối, dùng chày. Chày là một cây gỗ cứng, nặng, đầu nhẵn, phần giữa thuôn nhỏ (gọi là cổ chày).
-
- Cối xay
- Dụng cụ nhà nông dùng để bóc vỏ hạt thóc, tách trấu ra khỏi hạt gạo, hoặc để nghiền các hạt nông sản. Ngày nay cối xay ít được sử dụng vì được thay thế bằng các loại máy xay công nghiệp có hiệu suất cao hơn.
-
- Gòn
- Còn gọi là cây bông gòn, một loại cây to, vỏ màu xanh tươi, lá kép hình chân vịt, cho quả hình thoi chứa nhiều sợi bông. Khi quả chín khô và nứt ra, từng túm bông sẽ phát tán theo gió, mang theo những hạt màu đen, giúp cây nhân giống. Bông trong quả gòn được dùng để nhồi nệm, gối và làm bấc đèn.
-
- Cỏ may
- Một loại cỏ thân cao, có nhiều hoa nhỏ thành chùm màu tím sậm, hay gãy và mắc vào quần áo (có lẽ vì vậy mà thành tên cỏ may). Cỏ may xuất hiện rất nhiều trong văn thơ nhạc họa.
Hồn anh như hoa cỏ may
Một chiều cả gió bám đầy áo em
(Hoa cỏ may - Nguyễn Bính)
-
- Sút
- Long ra, rời ra.
-
- Canh
- Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
-
- Chộ
- Thấy (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Rượu tăm
- Loại rượu ngon, khi lắc thì sủi tăm lên.
-
- Thủ lễ
- Giữ lễ phép. Nghiêng mình thủ lễ tức là nghiêng mình chào cung kính, giữ phép tắc.
-
- Đổng Trọng Thư
- Một nhà nho thời Tây Hán trong lịch sử Trung Hoa. Ông sinh năm 179, mất năm 117 trước Công nguyên. Xuất thân trong một gia đình đại địa chủ, từ nhỏ ông đã khổ công học tập, nổi tiếng là "học ba năm không nhìn ra vườn" (Tam niên học vấn bất khuy viên).
-
- Lưu liên dạ hành
- Hay đi chơi đêm.
-
- Kinh Thi
- Một trong Ngũ Kinh, gồm 311 bài thơ vô danh được sáng tác trong khoảng thời gian 500 năm, từ đầu thời Tây Chu đến giữa thời Xuân Thu, chia làm ba bộ phận lớn là Phong, Nhã và Tụng. Nguồn gốc các bài thơ trong Kinh Thi khá phức tạp, gồm cả ca dao, dân ca và nhã nhạc triều đình, với các tác giả thuộc mọi tầng lớp trong xã hội đương thời.
-
- Đồ
- Từ tục, chỉ bộ phận sinh dục của người phụ nữ.
-
- Khôn nhắp
- Không ngủ (được).
-
- Tưởng
- Nghĩ đến (từ Hán Việt).
-
- Tàu tượng
- Chỗ nhốt voi.
-
- Nhà như tàu tượng
- Nhà nghèo, tuềnh toàng, tường vách trống trải (như chỗ nhốt voi).
-
- Nhàn
- Tên chung của một số loài chim biển (nhàn trắng, nhàn hồng...) thường làm tổ và đẻ trứng trên các vách đá ngoài khơi.
-
- Điểu ngư
- Chim và cá (chữ Hán).
-
- Xã
- Người có chức vị trong làng xã ngày xưa.