Ông sảo ông sao
Ông vào cửa sổ
Ông ở với tôi
Ông ngồi lên chiếu
Tôi biếu củ khoai
Ông nhai chóp chép
Cái tôm cái tép
Ông ghép với rau
Ăn mau chóng nậy
Ông ngồi dậy
Ông về trời
Ông sảo ông sao
Ông vào cửa sổ
Ông ở với tôi
Ông ngồi lên chiếu
Tôi biếu củ khoai
Ông nhai chóp chép
Cái tôm cái tép
Ông ghép với rau
Ăn mau chóng nậy
Ông ngồi dậy
Ông về trời
Nôm na là cha mách qué
Mách qué là mẹ mách xiên
Mách qué là mẹ mách xiên
Ta cho đồng tiền, mách nữa ta nghe.
Ông trẳng ông trăng
Xuống chơi với tôi,
Có bầu có bạn,
Có bát cơm xôi,
Có nồi cơm nếp,
Có nệp bánh chưng,
Có lưng hũ rượu,
Có khướu đánh đu,
Thằng cu vỗ chài,
Bắt trai bỏ giỏ,
Cái đỏ ẵm em,
Đi xem đánh cá,
Có rá vo gạo,
Có gáo múc nước,
Có lược chải đầu,
Có trâu cày ruộng,
Có muống thả ao,
Ông sao trên trời.
Buổi mai ngủ dậy
Ra tắm bể Đông
Đạp cây xương rồng
Kéo lên chín khúc
Gặp mệ bán cá úc
Đổ máu đầu cầu
Gặp mệ bán dầu
Dầu trơn lầy lẫy
Gặp mệ bán giấy
Giấy mỏng tanh tanh
Gặp mệ bán chanh
Chanh chua như dấm
Gặp mệ bán nấm
Nấm lại một tai
Gặp mệ bán khoai
Khoai lọi một cổ …
Ù à ù ập
Nước chảy tràn ngập
Cả vũng chân trâu
Chị đỏ đi đâu?
Đi cày đi cấy
Bắt được con bấy
Đem về nấu canh
Băm tỏi băm hành
Xương sông lá lốt
Băm cho đầy thớt
Nấu cho đầy nồi
Đặt lên vừa sôi
Bắc xuống vừa chín
Chàng về chàng hỏi
Được mấy bát canh?
Tôi chiềng với anh
Được ba bốn bát
Đừng có xáo xác
Mà xóm giềng nghe
Để ra ăn de
Được ba bốn bữa.
– Trọc gì ?
– Trọc đầu.
– Đầu gì?
– Đầu tàu.
– Tàu gì?
– Tàu hoả.
– Hoả gì?
– Hoả tốc.
– Tốc gì?
– Tốc hành.
– Hành gì?
– Hành củ.
– Củ gì?
– Củ khoai.
– Khoai gì?
– Khoai lang.
– Lang gì?
– Lang trọc.
– Trọc gì?
– Trọc đầu.
Một con cua, đua vô hang
Hai cái càng và tám cái que
Hai con cua, đua vô hang
Bốn cái càng, mười sáu cái que
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.
Bình luận