Chủ đề: Vũ trụ, con người và xã hội

Chú thích

  1. Âm mao
    Lông mu của bộ phận sinh dục nữ.
  2. Danh thể
    Tiếng tăm, danh dự (từ Hán Việt).
  3. Cao môn
    Nhà sang trọng (từ Hán Việt).
  4. Thượng thiên
    Trên trời (từ Hán Việt).
  5. Sút
    Long ra, rời ra.
  6. Nói về những con sông có nước độc.
  7. Chỉ mành
    Sợi chỉ mỏng manh. Từ này thường dùng để chỉ những sự vật, sự việc không chắc chắn.
  8. Tánh tình
    Tính tình (cách phát âm của Trung và Nam Bộ).
  9. Ái ân
    Nguyên nghĩa là tình ái và ân huệ khắng khít với nhau. Về sau được hiểu là sự âu yếm, giao hợp của vợ chồng hay cặp tình nhân.
  10. Con giáp
    Tên người Việt Nam thường dùng để gọi mười hai con vật tượng trưng cho mười hai chi trong âm lịch, gồm có: Tý, Sửu, Dần, Mão (Mẹo), Thìn, Tị, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.
  11. Nhân trung
    Phần lõm từ dưới mũi xuống đến giữa môi trên.
  12. Tợ
    Tựa như, giống như (phương ngữ Nam Bộ).
  13. Măng
    Thân tre, trúc khi vừa nhú lên khỏi mặt đất, còn non, ăn được.

    Măng tre

    Măng tre

  14. Mặt mo
    Mặt dày như cái mo, thường có nghĩa chê bai.
  15. Nốt ruồi son
    Nốt ruồi có màu đỏ hồng.
  16. Hắt
    Dứt khoát (phương ngữ Trung Bộ).
  17. Nào (khẩu ngữ, phương ngữ miền Trung).
  18. Sạ
    Trồng lúa bằng cách gieo thẳng hạt giống lúa xuống nước, không cần cấy.

    Gieo sạ

    Gieo sạ

  19. Hèn lâu
    Đã lâu lắm rồi (phương ngữ Bình Định - Phú Yên).
  20. Hảo tâm
    Lòng tốt (từ Hán Việt)
  21. Áo tơi
    Áo khoác dùng để che mưa nắng. Áo được làm bằng lá cây (thường là lá cọ) hoặc rơm rạ, khâu chồng thành lớp gối lên nhau dày hàng đốt tay, như kiểu lợp ngói, đánh thành tấm, phía trên có dây rút để đeo vào cổ giữ áo cố định trên lưng.

    Người mặc áo tơi

    Người mặc áo tơi