Chủ đề: Tình yêu đôi lứa

Chú thích

  1. Thiên hạ
    Toàn bộ mọi vật, mọi người. Đây là một khái niệm có gốc từ Trung Quốc (thiên 天 (trời) hạ 下 (ở dưới), nghĩa đen là "dưới gầm trời").

    "Nào ta biết đâu một người như thầy quản đây mà lại có những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa, ta phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ." (Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân)

  2. Hàng xứ
    Người ở nơi khác, xa lạ, không quen biết.
  3. Cầm
    Giao tài sản cho người khác làm tin để vay tiền.
  4. Đồng bạc Mexicana
    Đồng bạc của nước Cộng hòa Mexico (Republica Mexicana), do thực dân Pháp cho phép lưu hành ở nước ta từ năm 1862, tới 1906 thì chính thức cấm lưu hành trên toàn Đông Dương. Đồng bạc hình tròn, chính giữa có hình con ó biển cổ cong, nhân dân gọi là đồng bạc con cò (còn gọi là điểu ngân - đồng tiền có hình chim, hoặc đồng hoa xòe, vì mặt sau có hình chiếc nón tỏa hào quang trông như bông hoa đang xòe ra). Đồng con cò trị giá 600 đồng tiền kẽm, bằng giá với một quan tiền cổ truyền.

    Đồng bạc con cò

    Đồng bạc con cò

  5. Heo may
    Một loại gió nhẹ, hơi lạnh và khô, thường thổi vào mùa thu.

    Chỉ còn anh và em
    Cùng tình yêu ở lại…
    - Kìa bao người yêu mới
    Đi qua cùng heo may.

    (Thơ tình cuối mùa thu - Xuân Quỳnh)

  6. Có bản chép: gió bay.
  7. Có bản chép: Em với anh.
  8. Tổng
    Đơn vị hành chính thời Lê, Nguyễn, trên xã, dưới huyện. Một tổng thường gồm nhiều xã. Người đứng đầu tổng là chánh tổng, cũng gọi là ông Tổng.
  9. Trầu
    Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.

    Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.

    Lá trầu không

    Lá trầu không

    Một miếng trầu

    Một miếng trầu

    Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.

  10. Có bản chép "đá" nhưng e rằng không đúng.
  11. Lũng Tây
    Cũng gọi là Lũng Hữu, tên dùng trong văn chương của tỉnh Cam Túc, Trung Quốc, ở về phía tây dãy núi Lũng. Ngày xưa đây là vùng đất biên thùy, có cửa ải đóng quân canh giữ. Ngày nay cũng có một huyện tên là huyện Lũng Tây, thuộc thành phố Định Tây, tỉnh Cam Túc, Trung Quốc.

    Hẹn cùng ta Lũng Tây nham ấy,
    Sớm đã trông nào thấy hơi tăm.
    Ngập ngừng lá rụng cành trâm,
    Thôn trưa nghe dậy tiếng cầm lao xao.
    (Chinh phụ ngâm - Đặng Trần Côn, bản dịch của Đoàn Thị Điểm).

  12. Có bản chép: hồ Tây, hoặc lầu Tây.
  13. Neo
    Giữ cho ở yên tại vị trí nhất định trên mặt nước bằng vật nặng thả chìm dưới đáy.
  14. Chỉ mành
    Sợi chỉ mỏng manh. Từ này thường dùng để chỉ những sự vật, sự việc không chắc chắn.
  15. Thả lời bướm ong
    Tán tỉnh, chọc ghẹo.
  16. Buồng hương
    Do chữ Hán hương khuê (phòng thơm), chỉ phòng riêng của người phụ nữ.
  17. Bởi chưng
    Bởi vì (từ cổ).
  18. Có bản chép: là duyên nợ nần, hoặc là duyên con bò.
  19. Biểu
    Bảo (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  20. Ngãi
    Nghĩa, tình nghĩa (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  21. Ổi tàu
    Một loại ổi lá nhỏ, quả tròn, thịt giòn, ít hạt.

    Ổi tàu

    Ổi tàu

  22. Tuồng
    Từ dùng với ý coi thường để chỉ hạng người cùng có một đặc điểm chung nào đó.
  23. Vũ phu
    Người chồng có hành động thô bạo, thường là hay đánh đập vợ mình; nghĩa rộng là người đàn ông có thái độ, hành động thô bạo đối với phụ nữ.
  24. Mắm
    Thức ăn làm bằng tôm cá sống ướp muối và để lâu ngày cho ngấu.
  25. Cố đấm ăn xôi
    Cố nhẫn nhục, chịu đựng để theo đuổi, hi vọng điều gì.
  26. Khôn
    Khó mà, không thể.
  27. Tận cổ chí kim
    Từ xưa đến nay.
  28. Phu
    Chồng (từ Hán Việt).
  29. Thê
    Vợ (từ Hán Việt).
  30. Lòn
    Luồn, lách (phương ngữ Trung và Nam Bộ).