Chiều chiều ông Ngữ thả câu
Sấu lôi ông Ngữ cắm đầu xuống sông
Thà rằng đừng nói tốt hơn
Nói chi để khiến kẻ hờn người đau
Tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định có một khu tháp Chăm gồm hai tháp Bắc và Nam ở cạnh nhau, nên được gọi là tháp Đôi. Gần đó hai cây cầu song song nhau, một dành cho xe lửa và một dành cho đường bộ, người dân gọi chung là cầu Đôi. Hình ảnh tháp Đôi và cầu Đôi đã đi vào một số bài ca dao, tượng trưng cho sự gắn bó sắt son của đôi lứa, vợ chồng.
Người nào mặt láng, da ngà
Trai đôi ba vợ, gái đôi ba chồng
Trời cho cày cấy đầy đồng
Xứ nào xứ ấy trong lòng vui ghê
Một mai gặt lúa đem về
Thờ cha kính mẹ nhiều bề hiếu trung
Bấy lâu đáy bể mò kim,
Là nhiều vàng đá phải tìm trăng hoa?
Ai ngờ lại họp một nhà,
Lọ là chăn gối mới ra sắt cầm!
(Truyện Kiều)
Tương truyền Khương Thượng tuổi già thường đi câu cá bằng dây không mắc móc câu ở bờ sông Vị, sau thủ lĩnh bộ tộc Chu là Tây Bá Cơ Xương đi săn gặp ông, rất ngưỡng mộ và tôn làm thầy. Hình tượng Khương Thượng câu cá trở thành một điển tích nổi tiếng trong văn hóa Trung Hoa.
Bình luận