Ca dao – Dân ca
-
-
Phất phơ ngọn cỏ gió lùa
Phất phơ ngọn cỏ gió lùa
Thấy em cười gượng anh chua xót lòng -
Ớt non mà trổ hoa cà
Ớt non mà trổ hoa cà
Lấy em không đặng ở già vậy thôi -
Ơi em nho nhỏ, cắt cỏ giữ trâu
-
Nước trong xanh em để dành tưới hẹ
Nước trong xanh em để dành tưới hẹ,
Trai lỡ thời tại mẹ kén dâu -
Nước trong thấy đá, con cá lội thấy vi
Nước trong thấy đá, con cá lội thấy vi
Sầu chi đến nỗi anh bận áo có khuy quên gài? -
Miếng trầu ai rọc ai têm
Dị bản
Miếng trầu ai rọc ai têm
Miếng cau ai bổ mà nên vợ chồng
-
Mình ơi ta hỏi thật mình
-
Lạ thay nết nói nết cười
Lạ thay nết nói nết cười
Nết sao lại khiến cho người muốn thương -
Cửa Nhật Lệ, Sông Gianh còn mãi
-
Cách một con đò, câu hò vọng lại
-
Gặp anh em chẳng dám chào
– Gặp anh em chẳng dám chào,
Sợ rằng chị Cả giắt dao trong mình.
– Anh đây chưa vợ, xin em đừng có sợ ai ghen
Đôi ta xin vẹn lời nguyền
Đá mòn sông cạn không quên ân tình! -
Thân em như giọt nước giữa dòng
-
Đố anh con rết mấy chân
-
Đố eng con tít mấy chân
-
Gặp nhau giữa quãng đường này
-
Gặp nhau đường vắng thì chào
Gặp nhau đường vắng thì chào
Gặp nhau giữa chợ lao xao xin đừng -
Nửa đêm trăng tắt sao thưa
Nửa đêm trăng tắt sao thưa
Em mong thầy mẹ ngủ, để em đưa anh về -
Muốn cho sông cạn đất liền
Muốn cho sông cạn đất liền
Kẻo anh đi lại tốn tiền đò ngang -
Nghĩa chàng nhớ mãi chàng ơi
Nghĩa chàng nhớ mãi chàng ơi
Nhớ chàng như nước hồ vơi lại đầy
Chú thích
-
- Phù sa
- (Từ Hán Việt: phù: nhẹ, nổi, sa: cát) là các hạt nhỏ và mịn, có nguồn gốc từ các loại đá vụn bở di chuyển theo các dòng nước như sông suối, kênh rạch. Đất có chứa phù sa rất tốt cho cây trồng.
-
- Dòm
- Nhìn (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Con ngươi
- Con mắt.
-
- Trầu
- Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.
-
- Têm trầu
- Quệt vôi vào lá trầu không, cuộn lại rồi cài chặt lại bằng cuống lá để thành một miếng trầu vừa miệng ăn.
-
- Cau
- Loại cây nhiều đốt, thân nhỏ và cao vút, có quả dùng để ăn với trầu.
-
- Bửa
- Bổ (phương ngữ miền Trung).
-
- Rứa
- Thế, vậy (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Ri
- Thế này (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Gàu giai
- Có nơi gọi là gàu dây, dụng cụ nhà nông dùng để tát nước cho lúa hoặc tát ao, tát đầm khi bắt cá. Gàu giai được đan bằng tre, nứa hoặc mây. Khi tát nước, hai người đứng hai bên, mỗi người nắm một đầu thừng để cùng tát.
-
- Nhân ngãi
- Người thương, người tình (từ cổ). Cũng nói nhân ngãi, ngỡi nhân.
-
- Nhật Lệ
- Tên một dòng sông chảy qua địa phận tỉnh Quảng Bình, bắt nguồn từ núi U Bò, Co Roi thuộc dãy Trường Sơn, chảy ra Biển Đông tại cửa Nhật Lệ. Cùng với sông Gianh, dãy Hoành Sơn, đèo Ngang, sông Nhật Lệ là một trong những biểu tượng của tỉnh Quảng Bình.
-
- Sông Gianh
- Còn gọi là Linh Giang hoặc Thanh Hà, con sông chảy qua địa phận tỉnh Quảng Bình, đổ ra biển Đông ở cửa Gianh. Sông Gianh và Đèo Ngang là biểu trưng địa lý của tỉnh Quảng Bình. Trong thời kì Trịnh-Nguyễn phân tranh (1570-1786), sông Gianh chính là ranh giới giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài.
-
- Chùa Non
- Tên chữ là Kim Phong, một ngôi chùa nằm trên núi Thần Đinh (cũng có tên là núi Chùa Non), nay thuộc địa phận xã Trường Xuân, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. Chùa được xây hướng về phía Bắc, nhìn ra cửa sông Nhật Lệ. Hiện nay chùa là một địa điểm du lịch có tiếng, đồng thời là điểm dâng hương cầu an mỗi dịp năm mới của hàng nghìn người dân Quảng Bình.
-
- Đầu Mâu
- Một ngọn núi cao 763 mét ở huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình. Có tên gọi như vậy vì ngọn núi giống như mão đầu mâu (loại mũ trụ bao quanh đầu, trên đỉnh có chóp nhọn). Năm 1630, chúa Nguyễn Phúc Nguyên sai nhà quân sự Đào Duy Từ tổ chức đắp lũy Thầy dài 18 km từ Đồng Hới đến núi Đầu Mâu để ngăn chặn quân Lê-Trịnh từ Bắc kéo vào.
-
- Ngãi
- Nghĩa, tình nghĩa (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Thượng Phong
- Tên một thôn thuộc xã Phong Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Xã này hiện đã được sát nhập vào thị trấn Kiến Giang.
-
- Cổ Liễu
- Tên một thôn trước thuộc xã Liên Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, hiện đã được sát nhập vào thị trấn Kiến Giang.
-
- Qua
- Từ người lớn dùng để tự xưng một cách thân mật với người nhỏ, hoặc cách tự xưng có đôi chút tính chất khách quan, nhưng thân tình (Từ điển từ ngữ Nam Bộ - Huỳnh Công Tín).
-
- Rết
- Một loài động vật thân đốt, mình dài, có rất nhiều chân. Rết có nọc độc, có thể làm chết người.
-
- Cầu Ô Thước
- Chiếc cầu trong điển tích Ngưu Lang - Chức Nữ, tượng trưng cho sự sum họp đôi lứa.
-
- Tần
- Tên triều đại kế tục nhà Chu và được thay thế bởi nhà Hán, kéo dài từ năm 221 đến 206 trước Công nguyên trong lịch sử Trung Quốc. Nhà Tần, đứng đầu là Tần Thủy Hoàng Đế, có công rất lớn trong việc thống nhất Trung Quốc, đặt nền móng cho nhiều mặt văn hóa - lịch sử của Trung Quốc, nhưng cũng gây bất bình mạnh mẽ trong nhân dân vì cách cai trị hà khắc. Vì vậy, chỉ 4 năm sau khi Tần Thủy Hoàng chết, nhà Tần đã bị các cuộc khởi nghĩa nông dân làm suy yếu, và cuối cùng mất vào tay Hạng Vũ, kéo theo đó là cuộc Hán Sở tranh hùng kéo dài 5 năm với kết quả là sự thành lập nhà Hán của Hán Cao Tổ Lưu Bang.
-
- Ngô
- Trung Quốc. Thời Lê - Mạc, dân ta gọi nước Trung Quốc là Ngô, gọi người Trung Quốc là người Ngô.
-
- Eng
- Anh (phương ngữ Quảng Bình).
-
- Tít
- Con rết (phương ngữ).
-
- Trượng
- Đơn vị đo chiều dài cổ của Việt Nam và Trung Hoa. Một trượng dài khoảng 4 mét. Trong văn học cổ, "trượng" thường mang tính ước lệ (nghìn trượng, trăm trượng…).
-
- Chợ Dinh Xuân
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Chợ Dinh Xuân, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Ngài
- Người (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Thầy
- Cha, bố (phương ngữ một số địa phương Bắc và Bắc Trung Bộ).
-
- Đà
- Đã (từ cổ, phương ngữ).