Vách thành cao lắm, khó dòm
Nhớ em, anh khóc đỏ lòm con ngươi
Ca dao – Dân ca
-
-
Tiếng đồn cặp mắt em lanh
Dị bản
Tiếng đồn cặp mắt em lanh
Ai ai không ngó, cứ anh em nhìn
-
Tiếc công anh vun vén cây mè
-
Tiếc công anh lên đảnh xuống đèo
-
Tiếc công anh dậm đất trét nhà
-
Thuốc Bắc chén rưỡi có chừng
-
Tàu lui, ốc thổi vang dầy
-
Tai quặp về trước bủm tròn
-
Từ khi chim phụng xa loan
-
Tức mình cũng cứ dửng dưng
Tức mình cũng cứ dửng dưng
Chớ đừng liếc xéo, cũng đừng cười khinh -
Tới lui hoài, nàng mang tiếng hổ
-
Tướng đi chân bước hai hàng
-
Sóng kêu lách chách bên gành
-
Sau gò có cái vườn tre
-
Sáng trăng sáng tỏ, sáng dõ bìa thềm
-
Sá gì một lỗ cẳng trâu
-
Sớm mơi ra đứng cột lều
-
Ruộng rộc khô khan, ruộng gò nhẫy nước
-
Trên trời có đám mây xanh
Trên trời có đám mây xanh
Có con ngựa bạch chạy quanh gầm trời
Đôi ta muốn lấy nhau chơi
Cái duyên không định, ông trời không xe
Những nơi chết rấp bờ tre
Cái duyên cứ định trời xe em vào
Ba đồng một sợi chỉ đào
Áo gấm không vá, vá vào áo tơi
Cực lòng thiếp lắm chàng ơi
Biết rằng lên ngược xuống xuôi cũng đành -
Biết nhau từ thuở buôn thừng
Biết nhau từ thuở buôn thừng
Trăm chắp nghìn nối xin đừng quên nhau
Chú thích
-
- Nậu
- Nghĩa gốc là một nhóm nhỏ cùng làm một nghề (nên có từ "đầu nậu" nghĩa là người đứng đầu). Ví dụ: “Nậu nguồn” chỉ nhóm người khai thác rừng, “Nậu nại” chỉ nhóm người làm muối, “Nậu rổi” chỉ nhóm người bán cá, “Nậu rớ” chỉ nhóm người đánh cá bằng rớ vùng nước lợ, “Nậu cấy” chỉ nhóm người đi cấy mướn, “Nậu vựa” chỉ nhóm người làm mắm... Từ chữ “Nậu” ban đầu, phương ngữ Phú Yên-Bình Định tỉnh lược đại từ danh xưng ngôi thứ ba (cả số ít và số nhiều) bằng cách thay từ gốc thanh hỏi. Ví dụ: Ông ấy, bà ấy được thay bằng: “ổng,” “bả.” Anh ấy, chị ấy được thay bằng: “ảnh,” “chỉ.” Và thế là “Nậu” được thay bằng “Nẩu” hoặc "Nẫu" do đặc điểm không phân biệt dấu hỏi/ngã khi phát âm của người miền Trung. Người dân ở những vùng này cũng gọi quê mình là "Xứ Nẫu."
-
- Đoan Ngọ
- Còn gọi là tết giết sâu bọ, tết đoan dương, đoan ngũ, tổ chức ngày năm tháng năm âm lịch, là ngày tết truyền thống ở ta cũng như Trung Quốc và Triều Tiên. Truyền thuyết về ngày tết này ở mỗi nước đều khác nhau. Trong ngày này, dân ta thường uống rượu nếp hay ăn cơm rượu, bánh tro và các loại trái cây để cho sâu bọ trong người say và chết.
-
- Vừng
- Miền Trung và miền Nam gọi là mè, một loại cây nông nghiệp ngắn ngày, cho hạt. Hạt vừng là loại hạt có hàm lượng chất béo và chất đạm cao, dùng để ăn và ép lấy dầu.
-
- Đảnh
- Đỉnh (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Cũng chỉ đỉnh núi, đỉnh đèo.
-
- Đà
- Đã (từ cổ, phương ngữ).
-
- Thuốc bắc
- Tên chung của các loại thuốc được sử dụng trong y học cổ truyền của Trung Quốc, phân biệt với thuốc nam là thuốc theo y học cổ truyền Việt Nam. Các vị trong thuốc bắc có nguồn gốc từ thực vật (vỏ, rễ, lá cây...), động vật (sừng, xương, da lông...) và khoáng chất (hoàng thổ, thạch tín ...) được chia thành thang, luộc trong nước (gọi là sắc thuốc) trước khi uống.
-
- Nhẩn
- Vị hơi đắng. Từ này là phương ngữ Trung Bộ, khi nói không phân biệt dấu hỏi và dấu ngã, nên cũng có chỗ viết thành nhẫn.
-
- Ốc
- Tù và làm bằng vỏ ốc, được thổi để báo hiệu hoặc làm hiệu lệnh.
-
- Quan thầy
- Tên chung người dân dùng để gọi những người có chức quyền thời Pháp thuộc, thường mang ý đả kích.
-
- Tể tướng
- Chức quan cao nhất dưới thời phong kiến, có nhiệm vụ thay mặt vua để giải quyết chuyện chính sự của một đất nước. Tùy theo thời đại, vị trí này có thể có tên là thừa tướng hoặc tướng quốc. Nước ta có các tể tướng nổi danh như Nguyễn Quán Nho, Lý Đạo Thành, Tô Hiến Thành, Trần Thủ Độ...
-
- Anh tài
- Người có tài năng hơn người (từ Hán Việt).
-
- Loan
- Theo một số điển tích thì phượng hoàng là tên chung của một loại linh vật: loan là con mái, phượng là con trống. Cũng có cách giải nghĩa khác về loan, mô tả loan là một loài chim giống với phượng hoàng. Trong văn thơ cổ, loan và phụng thường được dùng để chỉ đôi vợ chồng hoặc tình cảm vợ chồng (đèn loan, phòng loan...)
Nào người phượng chạ loan chung,
Nào người tiếc lục tham hồng là ai
(Truyện Kiều)
-
- Dần lân
- Lì lợm, nhẵn mặt (phương ngữ miền Trung). Cũng như lần khân.
-
- Tiểu tâm
- Bụng dạ nhỏ nhen hẹp hòi (từ Hán Việt).
-
- Gò
- Khoảng đất nổi cao lên giữa nơi bằng phẳng.
-
- Dõ
- Rõ ràng, sáng sủa (phương ngữ Bình Định - Phú Yên).
-
- Cá chạch
- Miền Nam gọi là cá nhét, một loại cá nước ngọt trông giống như lươn, nhưng cỡ nhỏ, thân ngắn và có râu, thường rúc trong bùn, da có nhớt rất trơn. Vào mùa mưa cá chạch xuất hiện nhiều ở các ao hồ, kênh rạch; nhân dân ta thường đánh bắt về nấu thành nhiều món ngon như canh nấu gừng, canh chua, chiên giòn, kho tộ...
-
- Mơi
- Mai (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Rộc
- Đất trũng ven các cánh đồng, hoặc giữa hai sườn đồi núi. Cũng có nghĩa là ngòi nước nhỏ, hẹp.
-
- Ngựa bạch
- Ngựa trắng.
-
- Rấp
- Chôn vùi đi không thấy nữa.
-
- Áo tơi
- Áo khoác dùng để che mưa nắng. Áo được làm bằng lá cây (thường là lá cọ) hoặc rơm rạ, khâu chồng thành lớp gối lên nhau dày hàng đốt tay, như kiểu lợp ngói, đánh thành tấm, phía trên có dây rút để đeo vào cổ giữ áo cố định trên lưng.