Phụ mẫu đánh tôi, căng nọc giăng nài
Sao anh đứng đó cười hoài không can?
Ca dao – Dân ca
-
-
Căn nợ này ai khéo dắt đem
-
Linh đinh nửa nước nửa dầu
-
Cầm gươm cặm bốn phía thành
-
Thuyền dài sông hẹp khó chèo
Thuyền dài sông hẹp khó chèo
Ai xui cắc cớ lúc nghèo gặp em -
Năm nay nghèo quá, đội nón lá bung vành
Năm nay nghèo quá, đội nón lá bung vành
Anh hai ơi! Cho xin cắc bạc, mua nón lành đội chơi! -
Cao Ly sắc với Ngưu Hoàng
-
Gá duyên không đặng hội này
Dị bản
Gá duyên không đặng hội này
Em liều lên Chợ Lớn nằm đường rầy cho xe lửa qua
-
Duyên phải duyên kim cải
-
Cu kêu từng cặp trên cây
-
Dầu cù là hiệu Ông Tiên
Dị bản
Dầu cù là hiệu Ông Tiên
Xức vô một miếng thì điên tới già
-
Nón treo quai gãy khi không
-
Vịt nằm bờ mía rỉa lông
Vịt nằm bờ mía rỉa lông
Cám cảnh thương chồng đi lạc đường xa -
Phụ mẫu sanh đẻ, phụ mẫu định
Dị bản
-
Phải chi cải tử hoàn sinh
-
Gặp anh đi buôn bán giữa đàng
-
Chuyến này anh chở cát
Chuyến này anh chở cát
Chuyến khác anh chở vôi
Anh làm sao cho duyên nợ lôi thôi, nay đổi mai dời
Liệu bề anh có thương đặng trọn đời anh hãy thươngDị bản
Chuyến này anh chở cát
Chuyến khác anh chở khoai
Duyên nợ của ai, anh trả lại cho ai
Biển rộng sông dài hai ngã biệt li
-
Đạo nào vui bằng đạo đi buôn
Đạo nào vui bằng đạo đi buôn
Xuống biển, lên nguồn, gạo chợ, nước sông -
Chèo ghe đi bán lòng tong
-
Chèo ghe đi bán cá vồ
Chú thích
-
- Phụ mẫu
- Cha mẹ (từ Hán Việt).
-
- Căng cọc giăng nài
- Một trong những lối hình phạt ngày xưa, dùng dây căng tay chân phạm nhân và buộc vào các cây cọc (nọc) đóng sâu xuống đất trước khi đánh đập tra khảo.
-
- Căn nợ
- Món nợ nần của đôi trai gái từ kiếp trước phải trả trong kiếp này, theo giáo lí nhà Phật.
-
- Linh đinh
- Lênh đênh (phương ngữ Nam Bộ). Nghĩa rộng là nay đây mai đó.
-
- Căn duyên
- Theo giáo lý nhà Phật, hai người gặp nhau được là nhờ duyên nợ từ kiếp trước, hay còn gọi là nhân duyên. Lấy bản tính làm nhân duyên, gọi là căn duyên. Còn lấy ngoại cảnh làm duyên gọi là trần duyên. Cũng có sách gọi căn duyên là tâm duyên.
-
- Cặm
- Cắm, ghim một vật gì xuống, thường còn để một phần ló ra (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Sâm Cao Ly
- Loại sâm do nước Cao Ly (Triều Tiên ngày nay) trồng và sản xuất. Sâm Cao Ly từ xưa đã nổi tiếng là một vị thuốc quý.
-
- Ngưu Hoàng
- Một loại thuốc trong Đông y, được xếp vào hạng quý nhất. Ngưu Hoàng là một loại sỏi kết thành trong mật một con trâu (ngưu) bị ốm, có tác dụng an thần, chống co giật, hạ sốt...
-
- Gá duyên
- Kết thành nghĩa vợ chồng.
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Chợ Lớn
- Tên chính thức là chợ Bình Tây, còn gọi là chợ Lớn mới để phân biệt với chợ Lớn cũ (nay không còn), hiện nay thuộc địa bàn quận 6, giáp ranh quận 5 và quận 10, được xem là trung tâm mua bán của người Việt gốc Hoa ở thành phố Hồ Chí Minh. Chợ được Quách Đàm - một phú thương người Hoa - xây dựng vào năm 1928 (nên còn được gọi là chợ Quách Đàm), kiến trúc chợ mang nhiều nét Á Đông pha lẫn tân kì.
-
- Đường rầy
- Đường ray (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Cả hai từ này đều có gốc từ tiếng Pháp rail.
-
- Xe lửa
- Tàu hỏa (phương ngữ miền Trung và Nam Bộ).
-
- Xe lửa Sài Gòn
- Vào đầu thế kỉ 20, người Pháp đã tiến hành xây dựng một mạng lưới giao thông đường sắt hoàn chỉnh kết nối Sài Gòn với những tỉnh thành phụ cận. Cuối năm 1881, hệ thống xe lửa nhẹ nối liền hai khu vực chính của thành phố là Sài Gòn và Chợ Lớn bắt đầu họat động, ban đầu chạy bằng hơi nước, sau đó chạy bằng điện. Mạng lưới này dần dần được mở rộng, lan tới Gò Vấp rồi Lái Thiêu, Thủ Dầu Một.
Nổi tiếng hơn là tuyến xe lửa Sài Gòn-Mỹ Tho dài 70 kí-lô-mét, khởi hành từ chợ Bến Thành, quan Bình Chánh, Bến Lức, Tân An rồi đến ga chính ở Mỹ Tho (gần vườn hoa Lạc Hồng ngày nay). Vào thời gian đầu, khi chưa có cầu Bến Lức và cầu Tân An, cả đoàn tàu phải xuống phà đế băng qua hai con sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây. Tuyến đường này khánh thành vào giữa năm 1885, tồn tại 73 năm, đến năm 1958 thì ngừng hoạt động.
Nhiều dấu tích của mạng lưới đường sắt nội thị ngày xưa cũng như của tuyến xe lửa Sài Gòn - Mỹ Tho như đường rày, cầu, giếng nước vẫn còn tồn tại.
-
- Kim cải
- Cây kim, hạt cải. Chỉ duyên vợ chồng khắng khít như nam châm hút kim, hổ phách hút hạt cải.
Kể từ kim cải duyên ưa
Đằng leo cây bách mong chờ về sau
(Quan Âm)
-
- Ngãi
- Nghĩa, tình nghĩa (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Nghĩa giao hòa
- Nghĩa vợ chồng (dùng trong ca dao dân ca).
-
- Vìa
- Về (phương ngữ Trung và Nam Bộ), thường được phát âm thành dìa.
-
- Kỉnh
- Kính (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Cũng hiểu là kính biếu, kính tặng.
-
- Cu gáy
- Một loài chim bồ câu, lông xám, bụng và đầu có phớt hồng, lưng và quanh cổ có chấm đen như hạt cườm.
-
- Tao khang
- Cũng nói là tào khang hay tào khương, từ Hán Việt: tao là bã rượu, khang là cám gạo, những thứ mà người nghèo khổ thường phải ăn. Vua Hán Quang Vũ (đời Đông Hán, Trung Quốc) có ý muốn gả người chị góa chồng là Hồ Dương công chúa cho quan đại phu Tống Hoằng, nên hỏi "Ngạn vân: phú dịch thê, quý dịch giao, hữu chư?" (Ngạn ngữ có nói: giàu thì đổi vợ, sang thì đổi bạn, có chăng?). Tống Hoằng đáp "Thần văn: Bần tiện chi giao mạc khả vong, tao khang chi thê bất khả hạ đường" (Thần nghe: Bạn bè lúc nghèo hèn chớ nên quên, người vợ tấm cám chớ để ở nhà sau). Nghĩa tao khang do đó chỉ tình nghĩa vợ chồng vun đắp từ những ngày cực khổ.
-
- Dầu cù là
- Cũng gọi là dầu cao, một loại cao bôi ngoài da dạng sệt có tác dụng làm nóng, chữa cảm cúm, đau bụng, côn trùng cắn... Dầu cù là thường được đóng trong các hộp nhỏ hình tròn bằng thủy tinh hoặc kim loại. Theo học giả An Chi, Cù Là là tên mà người xưa ở miền Tây Nam Bộ dùng để gọi nước Miến Điện. Trước đây có một loại dầu cao mang nhãn hiệu Mac Phsu, sản xuất tại Miến Điện, được ưa chuộng khắp Nam bộ, nên được gọi là dầu Cù Là. Sau này danh từ dầu cù là được dùng rộng rãi để chỉ tất cả các loại dầu cao.
-
- Dầu cù là Ông Tiên
- Một nhãn hiệu dầu cù là rất phổ biến ở miền Nam trước đây.
-
- Khi không
- Không có nguyên cớ gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Lịnh
- Lệnh (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Làm mai
- Còn gọi là làm mối, mai mối. Người làm mai gọi là ông (bà) mối hay ông (bà) mai, là người đứng trung gian, giới thiệu cho hai bên trai gái làm quen hoặc cưới nhau.
-
- Cải tử hoàn sinh
- Biến đổi cái chết thành cái sống, cứu cho người sắp chết được sống (chữ Hán).
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Lòng tong
- Còn gọi là lòng đong, tên gọi chung của một số loại cá nước ngọt hoặc nước lợ, thân nhỏ, thường được người dân đem kho khô hoặc kho nước với tiêu bột ăn cơm nóng.
-
- Cá vồ
- Một loại cá nước ngọt có thân khá lớn mình trơn, đầu lớn và dẹp, lưng đen bụng trắng. Tên của loài cá này có gốc từ tiếng Khmer trey po. Ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ trước đây, cá vồ thường được nuôi ở các ao hồ gần nhà, trên có cầu tiêu để cung cấp "thức ăn tự nhiên."