Ca dao Mẹ

Cùng thể loại:

Có cùng từ khóa:

Chú thích

  1. Đãi đằng
    Tâm sự, giãi bày (từ cổ).
  2. Sao Kim
    Hành tinh thứ hai trong hệ Mặt Trời, khi xuất hiện lúc chiều tối thì được gọi là sao Hôm, khi xuất hiện lúc sáng sớm thì được gọi là sao Mai. Người xưa lầm tưởng sao Hôm và sao Mai là hai ngôi sao riêng biệt. Trong thi ca, sao Hôm là hoán dụ của hoàng hôn, còn sao Mai là hoán dụ của bình minh.
  3. Đồng hồ
    Nghĩa gốc là cái bình bằng đồng. Người xưa đo thời gian bằng cách chứa nước trong cái bình bằng đồng, dưới có lỗ cho nước đều đặn nhỏ xuống. Vì vậy trong thơ văn cổ hay dùng cụm từ "giọt đồng hồ" hoặc "giọt đồng" để chỉ thời gian.

    Đồng hồ ngày xưa

    Đồng hồ ngày xưa

  4. Lọ là
    Chẳng lọ, chẳng cứ gì, chẳng cần, hà tất (từ cũ).

    Bấy lâu đáy bể mò kim,
    Là nhiều vàng đá phải tìm trăng hoa?
    Ai ngờ lại họp một nhà,
    Lọ là chăn gối mới ra sắt cầm!

    (Truyện Kiều)

  5. Thiên
    Đơn vị đo lường thóc gạo. Mỗi thiên bằng một trăm giạ.
  6. "Tinh thần khoa trương, tự hào của người lưu dân cũng được thấy biểu lộ trong ngôn ngữ thường nhật bằng cách ngoa ngữ, nghĩa là họ nói quá đi. (...) Thí dụ như 10 giạ lúa thì gọi là "một trăm lúa"; còn 100 giạ thì gọi là "một thiên lúa", tức 1000 giạ." (Văn truyền khẩu trên đất Đồng Nai - Nguyễn Văn Hầu)
  7. Nhiêu
    Chức vị ở làng xã thời phong kiến, thường phải bỏ tiền ra mua để được quyền miễn tạp dịch.
  8. Rày
    Nay, bây giờ (phương ngữ).
  9. Chàng ràng
    Quanh quẩn, vướng bận, chậm chạp (để kéo dài thời gian hoặc gây chú ý).
  10. Rau chành
    Rau vặt vãnh (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  11. Mâm gành cỗ gơ
    Mâm gỗ, cỗ được xếp thành nhiều tầng (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  12. Tùng
    Cây thuộc họ thông, thân và tán có dáng đẹp. Tùng có rất nhiều loại, có loại cao lớn, cũng có loại làm cảnh nhỏ. Theo quan điểm Nho giáo, cây tùng thường được ví với lòng kiên trinh, người quân tử.

    Loại tùng bách mọc trên núi

    Loại tùng bách mọc trên núi

  13. Lựu
    Một loại cây ăn quả có hoa màu đỏ tươi, thường nở vào mùa hè. Quả khi chín có màu vàng hoặc đỏ, trong có rất nhiều hạt tròn mọng, sắc hồng trắng, vị ngọt thơm. Vỏ, thân, rễ lựu còn là những vị thuốc Đông y.

    Dưới trăng quyên đã gọi hè
    Đầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông

    (Truyện Kiều)

    Trong ca dao tục ngữ, hình ảnh đào, lựu, mận, ... thường được dùng với tính ước lệ để chỉ đôi lứa yêu nhau.

    Hoa lựu

    Hoa lựu

    Quả lựu

    Quả lựu

  14. Nho sĩ
    Người theo học chữ Nho, đạo Nho. Thường dùng để chỉ học trò thời xưa.
  15. Nghiên
    Đồ dùng để mài mực hoặc son khi viết chữ Hán hoặc gần đây là thư pháp.

    Bút và nghiên mực Tàu

    Bút và nghiên mực Tàu

  16. Bảng vàng
    Từ chữ kim bảng 金榜, chỉ tấm biển đề tên những thí sinh thi đỗ dưới thời phong kiến. "Chiếm bảng vàng" hay "giật bảng vàng" vì thế nghĩa là thi cử đỗ đạt.
  17. Quế hòe
    Đời Ngũ đại (Trung Quốc) ở hạt Yên Sơn có người tên là Đậu Vũ Quân sinh được năm người con đều đỗ đạt, người đời gọi là Yên Sơn ngũ quế (năm cây quế ở Yên Sơn). Đến đời Tống lại có Vương Hựu trồng trước sân ba cây hòe, nguyện rằng "Con ta sau sẽ làm quan tam công," về sau quả nhiên con là Vương Đán làm đến tể tướng. "Quế hòe" (hoặc sân quế sân hòe) vì thế chỉ việc con cái phát đạt.
  18. Cống
    Học vị dành cho những người thi đỗ khoa thi Hương dưới chế độ phong kiến.

    Nào có ra gì cái chữ Nho
    Ông Nghè, ông Cống cũng nằm co

    (Chữ Nho - Tú Xương)

  19. Nghè
    Tên gọi dân gian của học vị Tiến sĩ dưới chế độ phong kiến.
  20. Vinh quy
    Trở về một cách vẻ vang (thường nói về người thi đỗ các khoa thi xưa kia). Từ này thường được dùng trong cụm "vinh quy bái tổ" (trở về bái lạy tổ tiên).

    Chồng tôi cưỡi ngựa vinh quy
    Hai bên có lính hầu đi dẹp đường.
    Tôi ra đón tận gốc bàng
    Chồng tôi xuống ngựa, cả làng ra xem.

    (Thời trước - Nguyễn Bính)

  21. Chúc minh
    Sáng rỡ (chúc 燭 là ngọn đuốc).
  22. Đông Hồ
    Tên Nôm là làng Mái, một làng nay thuộc xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, nổi tiếng với nghề làm tranh in truyền thống trên giấy điệp. Để làm giấy điệp in tranh, người làng Đông Hồ giã nát lớp vỏ mỏng của một loại sò biển tên là điệp, trộn với hồ nấu từ bột gạo tẻ, gạo nếp hoặc bột sắn rồi dùng chổi lá thông quét lên mặt giấy dó. Màu sắc sử dụng trong tranh là màu tự nhiên từ cây cỏ như đen (than xoan hay than lá tre), xanh (gỉ đồng, lá chàm), vàng (hoa hòe), đỏ (sỏi son, gỗ vang)... Đây là những màu khá cơ bản, không pha trộn và vì số lượng màu tương ứng với số bản khắc gỗ, nên thường tranh Đông Hồ chỉ dùng nhiều nhất 4 màu.

    Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong
    Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp

    (Bên kia sông Đuống - Hoàng Cầm)

    Đám cưới chuột - tranh Đông Hồ

    Đám cưới chuột - tranh Đông Hồ

  23. Cưởi
    Sương (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  24. Bể
    Biển (từ cũ).
  25. Đông Hồ
    Tên một cái đầm thuộc thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang, ăn thông với cửa biển Trần Hầu, có diện tích tự nhiên khoảng 1.384ha. Đầm có nguồn thủy hải sản đa dạng, đồng thời có giá trị lớn về sinh thái.

    Đầm Đông Hồ nhìn từ núi Tô Châu

    Đầm Đông Hồ nhìn từ núi Tô Châu

  26. Dứa
    Còn gọi là thơm hoặc gai, loại cây ăn quả có thân ngắn, lá dài, cứng, có gai ở mép và mọc thành cụm ở ngọn thân, quả có nhiều mắt, phía trên có một cụm lá.

    Cây dứa đang ra quả

    Cây dứa đang ra quả

  27. Bạc Liêu
    Một địa danh thuộc miền duyên hải Nam Bộ. Vùng đất này từ xưa đã là nơi sinh sống của nhiều dân tộc khác nhau: người Hoa, người Việt, người Khmer, người Chăm... Tên gọi “Bạc Liêu,” đọc giọng Triều Châu là "Pô Léo," có nghĩa là xóm nghèo, làm nghề hạ bạc, tức nghề chài lưới, đánh cá, đi biển. Ý kiến khác lại cho rằng "Pô" là "bót" hay "đồn," còn "Liêu" có nghĩa là "Lào" (Ai Lao) theo tiếng Khmer, vì trước khi người Hoa kiều đến sinh sống, nơi đó có một đồn binh của người Lào. Người Pháp thì căn cứ vào tên Pô Léo theo tiếng Triều Châu mà gọi vùng đất này là Pêcherie-chaume có nghĩa là "đánh cá và cỏ tranh."
  28. Cờ
    Bông (hoa) của các loại cây như mía, lau, ngô...

    Bắp đang trổ cờ

    Bắp đang trổ cờ

  29. Răng
    Sao (phương ngữ Trung Bộ).
  30. Phụ mẫu
    Cha mẹ (từ Hán Việt).