Con ơi, mẹ dặn câu này
Chăm lo đèn sách cho tày áo cơm
Làm người đói sạch rách thơm
Công danh là nợ nước non phải đền
Phan An
Sáng lập và chịu và trách nhiệm kĩ thuật cho Ca dao Mẹ. Tác giả của Quẩn quanh trong tổ, Trời hôm ấy không có gì đặc biệt, và Con chim khổng tước còn hót vang ngày mở đất. Hiện đang sống và làm việc tại Munich, Cộng hòa Liên bang Đức.
Bài đóng góp:
-
-
Ai biết nước sông Lam răng là trong, là đục
-
Anh bứt cỏ ngựa ngồi đầu cựa ngọ
-
Giường đông thiếp bắc sẵn sàng
Giường đông thiếp bắc sẵn sàng,
Buồng tây mở khóa đợi chàng nam nhi -
Một hóa long, hai xong máu
-
Cần câu bằng trúc, lưỡi câu bằng vàng
Cần câu bằng trúc, lưỡi câu bằng vàng
Anh giắt mồi ngọc ném sang câu rồng
Người ta câu bể câu sông
Tôi nay câu lấy con ông cháu bà -
Sống thì sống đủ một trăm
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Léo nhéo như mèo cháy lồn
Léo nhéo như mèo cháy lồn
-
Ăn nhín nhín bà Chín bẻ răng
Dị bản
Ăn nhín nhín bà Chín bẻ răng,
Ăn nhiều nhiều bà Kiều bẻ cổ
-
Nắng Sơn Tây, mây Ba Vì
-
Cẩn tắc vô ưu
Dị bản
Cẩn tắc vô áy náy
-
Sống thì lâu chết giỗ đầu mấy chốc
Sống thì lâu chết giỗ đầu mấy chốc
Dị bản
Sống thì lâu chết giỗ đầu nay mai
-
Thắng về nội, thối về ngoại
-
Ễnh ương nuốt bò, chân cò đổ núi
-
Anh vỏ trấu, em tấm gạo
Anh vỏ trấu, em tấm gạo
-
Anh mù dắt anh lòa
Anh mù dắt anh lòa
-
Anh khốn khó gặp chị trở trời
Anh khốn khó gặp chị trở trời
-
Ăn bốc đái đứng
-
Anh có sừng trâu bạc, tôi có giác trâu đen
-
Ác như cá sấu Vũng Gấm
Dị bản
Dữ như cá sấu Vũng Gấm
Chú thích
-
- Tày
- Bằng (từ cổ).
-
- Răng
- Sao (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Cỏ ngựa
- Còn gọi là cỏ roi ngựa, một loại cây lâu năm, thân mảnh, cao chừng 1m, có hoa nhỏ màu tím nở thành cụm. Cây có thể dùng làm thuốc.
-
- Cựa ngọ
- Cửa ngõ (nói theo giọng Nghệ An - Hà Tĩnh).
-
- Con nây
- Con nai (nói theo giọng Nghệ An - Hà Tĩnh).
-
- Một hóa long, hai xong máu
- Hoặc là đạt được thành tựu (hóa long), hoặc là chết (xong máu). Tương tự như câu Một xanh cỏ, hai đỏ ngực.
-
- Theo tác giả Đỗ Đức: Hai nhăm tháng mười “là ngày bắt đầu có cơm mới, khi mùa màng thu hoạch xong, rơm lên đống, thóc vào bồ.” (Từ câu ca dao — Thanh Niên Online, 10/08/2014).
-
- Ăn khín
- Ăn nhờ, ăn chực.
-
-
- Ba Vì
- Tên một dãy núi đất và đá vôi lớn trải trên một phạm vi rộng chừng 5000 ha ở ba huyện Ba Vì (Hà Nội), Lương Sơn và Kỳ Sơn (Hòa Bình), cách nội thành Hà Nội chừng 60km. Dãy Ba Vì có nhiều ngọn núi, nhưng nổi tiếng nhất là Tản Viên, còn gọi là núi Tản. Núi này cao 1281m, gần đỉnh thắt lại, đến đỉnh lại xòe ra như chiếc ô nên gọi là Tản (傘). Ở chân núi Tản có đền Hạ, lưng chừng núi có đền Trung, đỉnh núi có đền Thượng là nơi thờ Sơn Tinh (đức thánh Tản), một trong tứ bất tử, thể hiện cho khát vọng làm chủ thiên nhiên của người Việt.
-
- Nắng Sơn Tây, mây Ba Vì
- Sơn Tây gần như lúc nào cũng nắng nóng, (cũng như) Ba Vì lúc nào cũng có mây phủ.
-
- Cẩn tắc vô ưu
- Cẩn thận thì không phải lo lắng (về sau).
-
- Thối
- Thoái (lùi lại).
-
- Thắng về nội, thối về ngoại
- Cái gì tốt lành, đẹp đẽ thì bên nội được hưởng, khi sa cơ lỡ vận thì về bên ngoại.
-
- Ễnh ương
- Loài động vật thuộc họ ếch nhái, da trơn, bụng lớn, có tiếng kêu to. Ễnh ương thường xuất hiện vào mùa mưa (mùa sinh sản), nên nhân dân ta hay đánh bắt ễnh ương vào mùa này. Thịt ễnh ương giàu chất đạm, có vị ngọt bùi, beo béo, xương giòn và thơm, chế biến được nhiều món ăn ngon.
-
- Ễnh ương nuốt bò, chân cò đổ núi
- Nhỏ mà thắng lớn.
-
- Ăn bốc đái đứng
- Kẻ thô tục.
-
- Giác
- Sừng.
-
- Anh có sừng trâu bạc, tôi có giác trâu đen
- Ai cũng có mặt mạnh của mình.
-
- Vũng Gấm
- Tên chữ là đầm Gia Cẩm, một cái đầm ở phía bắc huyện Phước An, tỉnh Biên Hoà (nay thuộc huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai). Đầm rất sâu, rộng, có nhiều cá sấu.