Đói bụng chồng, đau lòng vợ
Phan An
Sáng lập và chịu và trách nhiệm kĩ thuật cho Ca dao Mẹ. Tác giả của Quẩn quanh trong tổ, Trời hôm ấy không có gì đặc biệt, và Con chim khổng tước còn hót vang ngày mở đất. Hiện đang sống và làm việc tại Munich, Cộng hòa Liên bang Đức.
Bài đóng góp:
-
-
Một chữ kính mẹ, một chữ thờ cha
Một chữ kính mẹ, một chữ thờ cha
Dẫu mà trăng xế, bóng anh qua cũng đành -
Cho dù không vẹn chữ tòng
-
Nực cười cơm cháy quạ tha
Nực cười cơm cháy quạ tha
Anh cầm duyên em lại, cho già rụng răng -
Một đêm là năm trống canh
Một đêm là năm trống canh
Tôi kể ngọn ngành cho chúng bạn nghe:
Canh một thì đi cất te
Canh hai trở về nấu cám lợn ăn
Canh ba đổ gạo vô đâm
Canh tư nhấm trấu bắc hầm nồi ngô
Canh năm chợp mắt lơ mơ
Chồng vừa vào rờ, gà gáy rạng đông
Năm canh nỏ bén hơi chồng
Vì con mụ cả, khổ không hỡi trời!
Cái cảnh chồng chung cực lắm chị em ơi! -
Mồ cha cái số làm hầu
-
Lấy chồng làm lẽ khỏi lo
-
Thân em làm tốt làm lành
-
Thân em đi lấy chồng chung
-
Viết thư sang hỏi thăm chàng
Viết thư sang hỏi thăm chàng
Còn không hay đã đá vàng nơi nao?
Hay là mắc phải con nào
Bùa yêu bả lú phải làm sao cho tỏ tường
Vắng chàng tôi những nhớ thương
Vì chàng mê gái tìm đường phụ tôi
Tôi làm cho lứa quên đôi
Tôi làm cho rã cho rời nhau ra
Làm cho tan nát biệt xa
Cho chim lìa tổ, cho hoa lìa cành
Tôi làm cho nó lìa anh
Cho người ta biết anh tình phụ tôi -
Chiều chiều én liệng trên trời
Chiều chiều én liệng trên trời
Rùa bò dưới đất, khỉ ngồi trên cây -
Khói đèn tui chẳng lo âu
-
Canh một thì trải chiếu ra
-
Dù ai buôn bán trăm nghề
-
Quê anh có cửa biển sâu
-
Em là con gái Bình Châu
-
Tôm càng xanh nước quơ râu
-
Ai về nhớ vải Định Hòa
-
Anh đi anh nhớ non Côi
-
Dập dìu cánh hạc chơi vơi
Chú thích
-
- Tam tòng
- Những quy định mang tính nghĩa vụ đối với người phụ nữ phương Đông trong xã hội phong kiến ngày trước, xuất phát từ các quan niệm của Nho giáo. Tam tòng bao gồm:
Tại gia tòng phụ: khi còn nhỏ ở với gia đình phải theo cha,
Xuất giá tòng phu: khi lập gia đình rồi phải theo chồng,
Phu tử tòng tử: khi chồng qua đời phải theo con.
-
- Mự
- Mợ (phương ngữ).
-
- Canh
- Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
-
- Te
- Một dụng cụ bắt tép trông rất giống cái vó, nhưng nhỏ hơn nhiều. Te gồm hai nan tre vót mảnh dài cỡ hai mét buộc chéo nhau ở giữa, phía dưới bốn đọt nan tre này được buộc vào một mảnh vải mùng hình vuông mỗi cạnh dài cỡ 8 tấc, không quá thưa để tép lọt qua, cũng không quá dày sẽ cản nước, cất lên chậm, tép sẽ nhảy hết ra ngoài. Thường một người đi cất te lúc nào cũng phải có từ vài chục cái te trở lên. Trước khi đi cất te, mọi người thường dùng cám trộn với mỡ heo rang lên thật thơm để làm mồi nhử tép. Chọn một đám ruộng, ao hồ hay mép rào nào đó. Dùng tay vén sạch cỏ rác rong rêu rồi đặt te xuống, chờ đáy te chìm sát đáy bùn thì nhón tay vắt một nhúm cám rang ném vào giữa te dụ tép. Đặt xong cái này thì đặt qua cái khác, đặt đến cái cuối cùng thì bắt đầu quay lại nhấc cái đầu tiên lên để đổ tép, và cứ lặp đi lặp lại như vậy cho đến khi ra về.
-
- Đâm
- Giã, như đâm bèo, đâm tiêu... (phương ngữ).
-
- Nhấm
- Nhóm lửa, đốt lửa.
-
- Nỏ
- Không, chẳng (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Cau vòng nguyệt
- Chũm cau (tròn và dẹt như hình mặt trăng).
-
- Trầu cánh dơi
- Phần rìa của lá trầu, được cắt bỏ khi têm (trông giống như cánh dơi).
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Rá
- Đồ đan bằng tre có vành (gọi là cạp), dùng để đựng gạo hoặc nông sản.
-
- Giành
- Còn gọi là trác, đồ đan bằng tre nứa hoặc mây, đáy phẳng, thành cao, thường dùng để chứa nông sản, gặp ở miền Bắc và một số tỉnh Bắc Trung Bộ.
-
- Trôn
- Mông, đít, đáy (thô tục).
-
- Bung xung
- Vật để đỡ tên đạn khi ra trận ngày xưa; thường dùng để ví người bị lợi dụng hoặc chịu đỡ đòn thay cho người khác.
-
- Đá vàng
- Cũng nói là vàng đá, lấy ý từ từ Hán Việt kim thạch. Kim là kim khí để đúc chuông, đỉnh. Thạch là đá. Ngày trước, những lời vua chúa hoặc công đức của nhân vật quan trọng được khắc ghi trên bia đá hay chuông, đỉnh đồng để lưu truyền mãi mãi. Đá vàng vì thế chỉ sự chung thủy son sắt, hoặc sự lưu truyền tên tuổi mãi mãi về sau.
-
- Bả lú
- Đánh bả làm cho người khác lú lẫn, si dại.
-
- Khởi sự
- Bắt đầu (khởi) làm một việc gì (sự).
-
- Đáy
- Một dụng cụ dùng để đánh bắt tôm cá. Đáy có cấu tạo giống một chiếc túi, mắt lưới nhỏ dần, được đặt cố định ở nơi có dòng chảy để chặn bắt tôm cá. Đáy được chia thành nhiều loại tùy theo vùng hoạt động, đối tượng đánh bắt và kiểu kết cấu: đáy hàng câu, đáy hàng khơi, đáy neo, đáy rạo, đáy rạch, đáy bày...
-
- Sách Địa chí Bến Tre giải thích như sau: Cái nghề lao động khá vất vả trên sông nước này lại được mọi người xem như một cuộc "mộng du" theo trình tự thời gian từ canh một cho chí canh năm: "trải chiếu" (giăng đáy), "xét vú" (kiểm tra rốn đáy), "rà mồm" (rà soát lại miệng đáy), "cuốn chiếu," "rửa trôn" (kết thúc vật lộn trên một đêm sóng nước).
-
- Rươi
- Một loại giun đất nhiều chân, thân nhiều lông tơ, thường sinh ra ở những gốc rạ mục ở những chân ruộng nước lợ. Tới mùa rươi (khoảng tháng 9, tháng 10 âm lịch), rươi sinh sản rất nhiều, bà con nông dân thường bắt về làm mắm ăn.
-
- Tằm
- Còn gọi là tằm tơ, ấu trùng của loài bướm tằm. Tằm ăn lá dâu tằm và nhả tơ thành kén. Tằm đã sẵn sàng nhả tơ được gọi là tằm chín, có màu vàng óng hoặc đỏ nâu bóng, trong suốt. Tơ tằm dùng để dệt lụa và có giá trị kinh tế cao.
-
- Bình Châu
- Tên cũ của xã Bình Thắng, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre, nằm bên cửa Đại. Tại đây hằng năm có lễ hội Nghinh Ông để ngư dân cầu cho mưa thuận gió hòa, đánh bắt được mùa.
-
- Tôm càng
- Một loài tôm lớn nước ngọt có càng dài. Tôm càng có thể dài đến 30 cm, là một loại hải sản có giá trị và nhiều dinh dưỡng. Trong lúc còn là ấu trùng, tôm càng sống ở nước lợ, nhưng khi trưởng thành chúng sống hoàn toàn ở nước ngọt. Vì là một loại hải sản quý, tôm càng được chăn nuôi rộng rãi ở nước ta.
-
- Định Hòa
- Địa danh nay là một xã thuộc huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa.
-
- Hổ Bái
- Tên một làng nay thuộc địa phận xã Yên Bái, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa. Tại đây có đền Hổ Bái, thờ người con thứ 11 của Lạc Long Quân.
-
- Đan Nê
- Tên một làng nay thuộc địa phận xã Yên Thọ, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa. Tại đây có núi Đồng Cổ (cũng có tên là núi Đan Nê) cùng với các di tích như chùa Thanh Nguyên và đền thờ thần Đồng Cổ.
-
- Quảng Hán
- Tên một làng nay thuộc xã Yên Trường, huyện Yên Định, Thanh Hóa. Làng Quảng Hán còn có tên Nôm là làng Hớn hoặc làng Hón.
-
- Lựu Khê
- Tên một làng nay thuộc địa phận xã Yên Trường, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa.
-
- Chợ Bản
- Chợ huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa. Có tên như vậy vì chợ được họp ở làng Bản Đanh, xã Định Long. Đây là một trong những chợ lớn nổi tiếng của Yên Định, chuyên trao đổi, bán mua nông sản, trâu bò, lợn gà, gia súc gia cầm cũng như các món ẩm thực đặc sản của vùng quê Yên Định. Chợ rất đông đúc, nên những gì đông đúc tấp nập thường được dân địa phương ví là "đông như chợ Bản."
-
- Quán Lào
- Địa danh nay là thị trấn của huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa. Năm 1989, thị trấn Thiệu Yên được thành lập, là huyện lị của huyện Thiệu Yên. Năm 1996, huyện Yên Định tái lập từ huyện Thiệu Yên, thị trấn Thiệu Yên được đổi tên thành thị trấn Quán Lào.
-
- Sông Vị Hoàng
- Tên một con sông đào chảy qua đất Vị Hoàng, thuộc tỉnh Nam Định. Theo sử cũ, sông Vị Hoàng được đào vào đời Trần, nối sông Đáy với sông Vĩnh Tế (Vĩnh Giang) chảy quanh co quanh phủ Thiên Trường xưa. Năm 1832, vua Minh Mạng cho đào một con sông mới, được gọi là sông Đào, để chia sẻ dòng nước từ kênh Phù Long đến bến đò Lương Xá, tách làng Vị Hoàng thành hai làng: Vị Hoàng và Vị Khê. Từ đây, nước sông Hồng không còn đổ nhiều vào sông Vị Hoàng, sông bị bồi lấp dần, nên gọi là sông Lấp. Ngày nay, hầu như không còn vết tích của sông Vị Hoàng.
Sông Vị Hoàng chính là con sông đã đi vào thơ Tế Xương:
Sông kia rày đã nên đồng
Chỗ làm nhà cửa, chỗ trồng ngô khoai
Vẳng nghe tiếng ếch bên tai
Giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò.
-
- Hạc
- Loại chim cổ cao, chân và mỏ dài. Trong Phật giáo và văn chương cổ, hạc tượng trưng cho tuổi thọ hoặc tính thanh cao của người quân tử. Trước cửa các điện thờ thường có đôi hạc đá chầu.
Đỉnh Hoa biểu từ khơi bóng hạc
Gót Nam Du nhẹ bước tang bồng
(Nhị thập tứ hiếu)
-
- Lý Thái Tổ
- Tên húy là Lý Công Uẩn (974-1028), vị Hoàng đế đầu tiên của nhà Lý trong lịch sử nước ta, trị vì từ năm 1009 đến khi qua đời năm 1028. Dưới triều ông, triều đình trung ương được củng cố, các thế lực phiến quân bị đánh dẹp, kinh đô được dời từ Hoa Lư về thành Đại La (hay La Thành - ngày nay là Hà Nội) vào năm 1010 và đổi tên thành Thăng Long.
-
- Cá rô Tổng Trường
- Loài cá rô sống ở môi trường hang động ngập nước thuộc Tổng Trường Yên, Hoa Lư, Ninh Bình. Cá rô Tổng Trường có thịt béo, thơm, dai, ngon, được coi là một đặc sản ẩm thực của Ninh Bình, ngày xưa dùng để tiến vua.