Hoàng An

Bài đóng góp:

Chú thích

  1. Rau má
    Một loại cây thân thảo ngắn ngày, thường được trồng để ăn tươi hoăc sắc lấy nước uống. Nước rau má có tác dụng giải độc, hạ huyết áp, làm mát cơ thể. Lá rau má hình thận, nhỏ bằng đồng xu.

    Rau má

  2. Sàng
    Đồ đan bằng tre, hình tròn, lòng nông, có lỗ nhỏ và thưa, thường dùng để làm cho gạo sạch thóc, trấu và tấm. Hành động dùng cái sàng mà lắc cho vật vụn rơi xuống, vật to còn lại cũng gọi là sàng.

    Sàng gạo

    Sàng gạo

  3. Thốt Nốt
    Địa danh nay là một quận thuộc thành phố Cần Thơ. Tại đây có chợ, đình và một số công trình, địa điểm khác cùng mang tên Thốt Nốt, nhưng lại không có cây thốt nốt.
  4. Cờ Đỏ
    Địa danh nay là một huyện trực thuộc thành phố Cần Thơ. Vào đầu thế kỉ 20, tại Cần Thơ có nhiều đồn điền lớn, mỗi đồn điền chọn một màu cờ (xanh, vàng, đỏ, trắng, đen...) để cắm mốc địa giới của mình. Đồn điền Domaine Agricole de l’Ouest chọn cờ màu đỏ. Dần dần vì cái tên "Domaine Agricole de l’Ouest" khó đọc, khó nhớ, nên người dân gọi là đồn điền Cờ Đỏ, lâu ngày thành tên.
  5. Có bản chép: Để anh đi làm mướn.
  6. Những năm 1935-1965, Thốt Nốt được coi là trung tâm võ đài của miền Tây Nam Bộ. Chợ Thốt Nốt khi ấy có lập đài để các võ sĩ đến từ khắp nơi (An Nam, Lào, Thái, Miến Điện, Ma-rốc...) thi tài. Sau này phong trào võ thuật không còn được như trước, nên xuất hiện dị bản "Để anh đi làm mướn..." thay vì "Để anh đi đánh võ..."
  7. Nạ dòng
    Người phụ nữ đã có con, đứng tuổi. Từ này thường dùng với nghĩa chê bai. Có nơi phát âm thành lại dòng.

    Theo học giả An Chi, nạ là một từ Việt gốc Hán bắt nguồn ở một từ ghi bằng chữ 女 mà âm Hán Việt chính thống hiện đại là "nữ" còn âm xưa chính là "nạ," có nghĩa là "đàn bà," "mẹ"... còn dòng là một từ Việt gốc Hán, bắt nguồn ở một từ ghi bằng chữ 庸 mà âm Hán Việt chính thống hiện đại là "dung" còn âm xưa chính là "dòng," có nghĩa gốc là hèn mọn, tầm thường, yếu kém, mệt mỏi... rồi mới có nghĩa phái sinh là không còn nhanh nhẹn, gọn gàng vì đã luống tuổi, nhất là đối với những người đã có nhiều con.

  8. Xóm Mỹ
    Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Xóm Mỹ, hãy đóng góp cho chúng tôi.
  9. Niêu
    Nồi nhỏ bằng đất nung hoặc đồng, có nắp đậy, dùng để nấu nướng hoặc sắc thuốc. Niêu sắc thuốc thì có thêm cái vòi để rót thuốc.

    Cơm niêu

    Cơm niêu

  10. Oi
    Giỏ nhỏ đan bằng tre nứa, dùng để đựng cua, đựng cá đánh bắt được.
  11. Hát ghẹo
    Kiểu hát đối đáp, giao duyên nam nữ, giữa trai gái dân tộc Việt và Mường. Đây là một trong những loại hình dân ca ra đời sớm nhất ở nước ta và được coi là “đặc sản” của nơi quê hương đất Tổ Phú Thọ.
  12. Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
  13. Thông Lãng
    Một làng nay thuộc xã Hưng Đạo, huyện Hưng Nguyên, do cách phát âm của xứ Nghệ mà thành Thông Lạng.
  14. Đàng
    Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  15. Tưởng
    Nghĩ, cho rằng.
  16. Ý nói thương con trai, con gái đồng đều. Ngày xưa, với quan niệm trọng nam khinh nữ, thường là con trai trong gia đình được thương, được quý hơn con gái.
  17. Sập
    Loại giường không có chân riêng, nhưng các mặt chung quanh đều có diềm thường được chạm trổ. Sập thường được làm bằng gỗ quý, thời xưa chỉ nhà giàu mới có.

    Cái sập

    Cái sập

  18. Cả
    Lớn, nhiều (từ cổ).
  19. Ý nói được ăn mặc sung túc.
  20. Bác mẹ
    Cha mẹ (từ cổ).
  21. Chí
    Đến, kéo dài cho đến (từ Hán Việt).
  22. Thiếp
    Từ Hán Việt chỉ người vợ lẽ, hoặc cách người phụ nữ ngày xưa dùng để tự xưng một cách nhún nhường.
  23. Miếu
    Trung và Nam Bộ cũng gọi là miễu, một dạng công trình có ý nghĩa tâm linh, tín ngưỡng trong văn hóa nước ta. Nhà nghiên cứu Toan Ánh trong Tín ngưỡng Việt Nam, quyển thượng, cho rằng: Miếu cũng như đền, là nơi quỷ thần an ngự. Miếu nhỏ hơn đền, thường xây theo kiểu hình chữ nhật với hai phần cách nhau bởi một bức rèm, nội điện bên trong và nhà tiền tế bên ngoài… Miếu thường được xây trên gò cao, nơi sườn núi, bờ sông hoặc đầu làng, cuối làng, những nơi yên tĩnh để quỷ thần có thể an vị, không bị mọi sự ồn ào của đời sống dân chúng làm nhộn. Trong miếu cũng có tượng thần hoặc bài vị thần linh, đặt trên ngai, ngai đặt trên bệ với thần sắc hoặc bản sao…

    Miếu Nhị Phủ ở Sài Gòn

    Miếu Nhị Phủ ở Sài Gòn

  24. Lầm than
    Lầm có nghĩa là bùn nhão ở đáy ao, hồ... Lầm than vì vậy có nghĩa gốc là những thứ bẩn thỉu nói chung, từ đó có nghĩa rộng (phổ biến) hiện nay là sự cực khổ, vất vả của người lao động, giai cấp bị trị - tương đương với chữ đồ thán trong tiếng Hán.
  25. Câu này nói về sự vất vả của diêm dân - những người làm muối.
  26. Tậu
    Mua sắm vật có giá trị lớn (tậu trâu, tậu nhà)...
  27. Cồng
    Nhạc cụ dân tộc thuộc bộ gõ, được làm bằng đồng thau, hình tròn như chiếc nón quai thao, đường kính khoảng từ 20 cm đến 60 cm, ở giữa có hoặc không có núm. Người ta dùng dùi gỗ có quấn vải mềm (hoặc dùng tay) để đánh cồng, chiêng. Cồng, chiêng càng to thì tiếng càng trầm, càng nhỏ thì tiếng càng cao. Nhân dân ta thường đánh cồng chiêng trong các dịp lễ hội, hoặc khi ra trận để cổ vũ tinh thần quân sĩ.

    Cồng chiêng

    Cồng chiêng

  28. Ý nói tiền và gạo để mang theo. Thời xưa tiền thường giắt ở thắt lưng và gạo đựng trong túi vải khi đi xa.
  29. Cấy lũ
    Hình thức cấy thuê/mướn tập thể thời xưa. Mỗi lũ gồm khoảng 15 đến 50 người, đứng đầu là một trưởng nhóm. Khoảng 4 giờ sáng người trưởng nhóm đến từng xóm thổi chiếc tù và làm bằng sừng trâu phát ra âm thanh rất đặc biệt gọi công đi cấy. Khi đã đông đủ, người trưởng nhóm dẫn công cấy ra đồng vừa đi vừa thổi như vừa động viên, vừa thúc dục. Công việc cấy lũ thường là phụ nữ làm.
  30. Quan
    Đơn vị tiền tệ cổ của nước ta dùng đến đầu thế kỷ 20. Đối với tiền quý (cổ tiền), một quan bằng 60 tiền (600 đồng kẽm). Với tiền gián (sử tiền), một quan bằng 360 đồng kẽm.
  31. Rấp
    Che chắn, ngăn lại.
  32. Khuyển
    Chó (từ Hán Việt)
  33. Bó mo
    Gói trong mo cau.