Ra về giã nước giã non,
Giã người, giã cảnh, kẻo còn nhớ nhung
Bài đóng góp:
-
-
Chiều chiều buồn miệng nhai trầu
-
Chiều chiều bắt bướm đang bay
-
Chiều chiều ai đứng hàng ba
Chiều chiều ai đứng hàng ba,
Quần đen áo trắng nết na dịu dàng -
Đầu thừa đuôi thẹo
Đầu thừa đuôi thẹo
-
Của ít lòng nhiều
Của ít lòng nhiều
-
Một nghề thì sống, đống nghề thì chết
Một nghề thì sống,
Đống nghề thì chết -
Khố rách áo ôm
-
Áo cũ để mặc trong nhà
Áo cũ để mặc trong nhà,
Áo mới để mặc khi ra ngoài đườngDị bản
-
Áo anh lỡ để trong phòng
Áo anh lỡ để trong phòng,
Muốn vô lấy áo sợ lòng em nghi -
Áo cưới chưa hết nếp tà
-
Anh thương em thuở con trăng nó tròn
Anh thương em thuở con trăng nó tròn,
Bây giờ trăng khuyết, dạ vẫn còn thương em -
Chưa thấy quan tài chưa đổ lệ
Chưa thấy quan tài chưa đổ lệ
-
Anh thương em biết nói mần răng,
-
Anh thương em từ thuở mẹ bồng
Anh thương em từ thuở mẹ bồng,
Bây giờ em lớn, lấy chồng bỏ anh -
Anh với em như mía với gừng
Anh với em như mía với gừng
Gừng cay mía ngọt ngát lừng mùi thơm
Anh với em như nước với non
Non xanh nước biếc duyên còn dài lâu -
Yêu nhau con mắt liếc qua
Yêu nhau con mắt liếc qua
Kẻo chúng bạn biết, kẻo cha mẹ ngờ
Gần thời chẳng bán duyên cho
Xa xôi cách mấy lần đò cũng sang -
Anh về sắm nón sắm quai
Anh về sắm nón sắm quai
Sắm giường sắm chiếu ngày mai em về -
Anh như con một nhà giàu
-
Em đà thưa với mẹ thầy
Chú thích
-
- Giã
- Như từ giã. Chào để rời đi xa.
-
- Rày
- Nay, bây giờ (phương ngữ).
-
- Khố
- Một trong những loại trang phục cổ xưa nhất của nhân loại, gồm một tấm vải dài, khổ hẹp dùng để để bọc và che vùng hạ bộ bằng cách quấn tựa vào vòng thắt lưng. Trước đây nhiều vùng sử dụng, hiện tại khố vẫn còn được sử dụng hạn chế như ở vùng cao, vùng xa nơi còn lạc hậu, ngoài ra một số nước giữ gìn nó như bản sắc văn hóa khi có hội hè. Đóng khố đuôi lươn là kiểu mặc khố có thừa một đoạn buôn thõng ở phía sau cho tới khoeo chân, như cái đuôi con lươn, còn không có thì gọi là khố cộc.
-
- Bận
- Mặc (quần áo).
-
- Cau
- Loại cây nhiều đốt, thân nhỏ và cao vút, có quả dùng để ăn với trầu.
-
- Trầu
- Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.
-
- Mần răng
- Làm sao (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Rau má
- Một loại cây thân thảo ngắn ngày, thường được trồng để ăn tươi hoăc sắc lấy nước uống. Nước rau má có tác dụng giải độc, hạ huyết áp, làm mát cơ thể. Lá rau má hình thận, nhỏ bằng đồng xu.
-
- Nhược bằng
- Nếu như (từ cổ).
-
- Bông vải
- Một loại cây thấp, được trồng từ rất sớm. Hoa bông mới trổ có màu trắng sữa, sau chuyển thành màu trắng phấn. Tiếp đó xuất hiện múi bông, sau 6 đến 9 tuần thì múi bông chín muồi chuyển sang màu nâu, khi nở lộ ra chất sợi mềm màu trắng. Sợi này là lông dài, mọc trên vỏ của hạt bông. Người ta thu hoạch bông để kéo sợi, dệt thành vải.
-
- Cói
- Còn gọi là cỏ lác, thường mọc hoang và được trồng ở vùng ven biển, nhiều nhất ở Ninh Bình, Nam Định, Hà Nam. Cói cũng có thể mọc và trồng ở ven sông lớn. Tại miền Nam, cói mọc nhiều ở Đồng Tháp Mười. Cây này được trồng để làm chiếu. Ở một số vùng, nhân dân đào lấy củ cói (thân rễ) về rửa sạch, thái mỏng, phơi hay sấy khô làm thuốc.