Nước đến chân mới nhảy
Lê Tư
Hiện đang làm việc và sinh sống tại TP Vũng Tàu.
Học chuyên ngành kinh tế và đang làm việc trong lĩnh vực kinh doanh, nhưng rất thích tìm hiểu những câu chuyện về văn hóa và lịch sử của Việt Nam cũng như thế giới.
Đặc biệt yêu thích Truyện Kiều của cụ Nguyễn Du.
Bài đóng góp:
-
-
Ăn chắc mặc bền
Ăn chắc mặc bền
-
Đi một ngày đàng, học một sàng khôn
-
Cành vàng lá ngọc
-
Ép dầu ép mỡ, ai nỡ ép duyên
Ép dầu ép mỡ, ai nỡ ép duyên
-
Đãi cát tìm vàng
Đãi cát tìm vàng
-
Lấy trứng chọi đá
Lấy trứng chọi đá
-
Trứng khôn hơn vịt
Trứng khôn hơn vịt
-
Nuôi ong tay áo, nuôi cáo chuồng gà
Dị bản
Nuôi ong tay áo
Nuôi khỉ dòm nhàNuôi ong tay áo
Ấp rắn vào ngực
-
Phép vua thua lệ làng
Phép vua thua lệ làng
-
Vì chồng nên phải gắng công
Vì chồng nên phải gắng công
Nào ai xương sắt da đồng chi đây. -
Đôi ta là nghĩa tao khang
-
Cây khô xuống nước cũng khô
-
Thân em như cánh hoa hồng
Thân em như cánh hoa hồng
Lấy phải thằng chồng như cứt bò khô. -
Lúa chiêm lấp ló đầu bờ
-
Sống thì con chẳng cho ăn
Sống thì con chẳng cho ăn
Chết thì xôi thịt làm văn tế ruồi -
Trên trời biết mấy ông sao
-
Uốn cây từ thuở còn non
Uốn cây từ thuở còn non
Dạy con từ thuở con còn ngây thơ -
Cá không ăn muối cá ươn
-
Chiều chiều chim vịt kêu chiều
Chú thích
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Sàng
- Đồ đan bằng tre, hình tròn, lòng nông, có lỗ nhỏ và thưa, thường dùng để làm cho gạo sạch thóc, trấu và tấm. Hành động dùng cái sàng mà lắc cho vật vụn rơi xuống, vật to còn lại cũng gọi là sàng.
-
- Nuôi ong tay áo
- Ong tay áo là một loại ong màu đen rất quen thuộc với những người dân ở các tỉnh Bắc Giang, Phú Thọ, Điện Biên... Tổ ong buông thụng xuống như hình dáng ống tay áo nên mới được gọi như vậy. Khi ong tay áo không tìm được chỗ làm tổ trên cây, chúng thường chọn những cột gỗ ngoài hiên, ngoài hè để làm tổ. Theo quan niệm xưa, loại ong này làm tổ trong nhà thường mang đến những điều không may mắn cho gia chủ, đồng thời có thể tấn công chủ nhà, vì vậy người ta thường hun khói để xua đuổi chúng.
-
- Tao khang
- Cũng nói là tào khang hay tào khương, từ Hán Việt: tao là bã rượu, khang là cám gạo, những thứ mà người nghèo khổ thường phải ăn. Vua Hán Quang Vũ (đời Đông Hán, Trung Quốc) có ý muốn gả người chị góa chồng là Hồ Dương công chúa cho quan đại phu Tống Hoằng, nên hỏi "Ngạn vân: phú dịch thê, quý dịch giao, hữu chư?" (Ngạn ngữ có nói: giàu thì đổi vợ, sang thì đổi bạn, có chăng?). Tống Hoằng đáp "Thần văn: Bần tiện chi giao mạc khả vong, tao khang chi thê bất khả hạ đường" (Thần nghe: Bạn bè lúc nghèo hèn chớ nên quên, người vợ tấm cám chớ để ở nhà sau). Nghĩa tao khang do đó chỉ tình nghĩa vợ chồng vun đắp từ những ngày cực khổ.
-
- Mô
- Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Chiêm
- (Lúa hay hoa màu) gieo cấy ở miền Bắc vào đầu mùa lạnh, khô (tháng mười, tháng mười một) và thu hoạch vào đầu mùa nóng, mưa nhiều (tháng năm, tháng sáu), phân biệt với mùa. Đây cũng là cách gọi tắt của "lúa chiêm." Theo sách Vân Đài Loại Ngữ của Lê Quý Đôn, người Việt trước đây đã học cách trồng một số giống lúa gieo vào mùa đông, thu hoạch vào mùa hạ từ người Chiêm Thành, nên gọi là lúa chiêm hay lúa chăm.
-
- Sông Mã
- Tên một con sông lớn bắt nguồn từ huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La, nhưng chủ yếu chảy qua địa phận tỉnh Thanh Hóa. Sông còn có các tên gọi khác như sông Cả, sông Mạ (Mẹ), Lỗi Giang.
-
- Cưỡng
- Cãi lại, không chịu khuất phục (từ Hán Việt).
-
- Chim vịt
- Một loại chim thường gặp ở các vùng đồng quê nước ta. Chim trống trưởng thành dài khoảng một gang tay, có màu xám nâu ở phần trên và màu cam ở dưới bụng, đầu có màu xám kéo xuống đến phần trên của ngực. Lông đuôi của chúng có những khuyên màu trắng trên nền đen hay nâu sẫm. Chân và bàn chân có màu vàng, mắt đỏ, mỏ thường có màu nâu sẫm, gốc mỏ màu vàng nhạt, mép mỏ hơi hồng. Chim mái trông tương tự như chim trống nhưng thiên về tông màu nâu.
Tiếng gù của chim vịt trống gồm một chuỗi âm vực tăng dần từ thấp đến cao rồi lại giảm dần xuống thấp với khoảng 11-12 âm vực khác nhau, nghe rất thê lương, buồn bã.
-
- Chín chiều
- Xem chú thích Chín chữ cù lao.